6 kiểu người càng sống phúc càng mỏng

Phúc khí của một người có liên quan rất lớn tới tính cách của người đó.

Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đều vận hành theo quy luật nhân quả. Vậy tại sao có những người lại có thể tích được nhiều phúc khí như vậy? Đó là bởi họ hiểu được đạo lý đối nhân xử thế với mọi người.

Còn những người ít phúc hoặc vô phúc, nguyên nhân phần lớn là bởi họ không hiểu đạo lý làm người.

Dưới đây là 3 đặc điểm nổi bật của những người càng sống càng đánh mất phúc khí của bản thân.

1. Đàm tiếu lỗi lầm của người khác

Sách "Cách ngôn liên bích"có viết: "Họa không gì lớn hơn là nói điều thị phi", nghĩa là: Tai họa lớn nhất của đời người là đàm tiếu chuyện thị phi đúng sai của người khác.

Đại đa số tai họa trong đời người đều là do "lỡ lời" mà nên, nói những lời không nên nói, khiến cho mọi người oán ghét hoặc khiến tai họa tự tìm đến.

Người ta thường nói: Nói nhiều tất nói hớ, họa từ miệng mà ra, bạn nói càng nhiều càng dễ để lộ sai xót.

Quỷ Cốc Tử trong " Trung Kinh" từng nói: Nhiều lời nhiều tật. Hơn nữa, nếu bạn bàn luận trực tiếp thị phi của người khác sẽ dễ đắc tội với họ, dẫn tới nhiều phiền toái.

Tăng Quốc Phiên có câu nói nổi tiếng: Đàm tiếu về sai xót của người khác, nhưng lại biện minh khuyết điểm của mình.

Tự khoe ưu điểm của mình nhưng lại đố kỵ với ưu điểm của người khác. Đây đều là do tâm không sáng, hiểu biết hạn hẹp. Nếu loại bỏ được những điều này thì có thể tu dưỡng đạo đức, tránh xa được thù hận.

Thậm chí sách "Tăng quảng hiền văn" viết: Người nói lời thị phi, ắt là người thị phi. Một người thích đi khắp nơi bàn luận người khác đúng sai, chắc chắn là người thích bới móc, chua ngoa bạc bẽo.

Những người bạc, phúc bạc; người nhân hậu, phúc đẳng hà sa, trời xanh luôn rủ lòng thương đối với người khoan dung nhân nghĩa, vậy nên những người "đàm tiếu thị phi" càng dễ mang về tai họa, bị xếp vào nhóm người "bạc phúc".

Nhiều lời nhiều tật. Hơn nữa, nếu bạn bàn luận trực tiếp thị phi của người khác sẽ dễ đắc tội với họ, dẫn tới nhiều phiền toái. Ảnh minh họa

Nhiều lời nhiều tật. Hơn nữa, nếu bạn bàn luận trực tiếp thị phi của người khác sẽ dễ đắc tội với họ, dẫn tới nhiều phiền toái. Ảnh minh họa

2. Tài hèn sức mọn nhưng lại thích diễu võ dương oai

Khổng Tử từng nói rằng: "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên", ý muốn nói: dẫu có tài cán đến đâu thì xung quanh chúng ta nhất định luôn có người tài giỏi hơn, đáng để chúng ta noi theo học tập. Ngay cả Khổng Tử còn hành động như vậy nữa là kẻ phàm phu tục tử chúng ta?

Bên cạnh đó, luôn có những người tài mọn học ít, dù bản thân chẳng có tài cán gì nhưng thái độ lại vô cùng kiêu căng, lúc nào cũng khoe khoang khắp nơi, lại không biết mình đã trở thành trò khôi hài cho người khác.

Nếu cứ tiếp tục như vậy thì họ không những không gây được ấn tượng tốt cho người ta mà còn giậm chân tại chỗ, mãi mãi không tiến lên được.

Kiểu người này thường sẽ không có tiền đồ hay gây dựng nên thành tựu to lớn gì. Hơn nữa dù cho phúc khí ngự ngay bên cũng sẽ dần dần tan biến, về lâu về dài họ sẽ trở thành một người vô phúc.

Chỉ khi chúng ta không ngừng nâng cao bản thân, biết khiêm tốn, học hỏi mọi người xung quanh mọi lúc mọi nơi, thì mới có thể tiến bộ, phúc khí xung quanh khi ấy mới có thể tích góp ngày một nhiều hơn, cuộc sống cũng từ ấy mà trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.

3. Thích than phiền và hay tức giận

Nếu một người luôn thích than phiền về cuộc sống, dù cho cơ hội có đến trước mắt thì cuối cùng nó cũng sẽ lặng lẽ bỏ bạn mà đi, vì khi nó đến bên cạnh bạn, bạn lại chỉ biết than phiền và không kịp chuẩn bị gì để chào đón nó. May mắn sẽ vì thế mà càng ngày càng ít, cuối cùng "phúc" trở thành thứ xa xỉ với bạn.

Chẳng ai thích những người hay than phiền và hay tức giận, ông trời cũng vậy. Bạn bỏ ra thứ gì sẽ nhận về thứ đó, công sức bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ được hoàn trả lại bấy nhiêu.

Trong tâm lý học có một khái niệm, gọi là "sở tư tức sở kiến", ý nghĩa chính là: Trong lòng bạn nghĩ đến thứ gì thì sẽ nhìn thấy thứ đó!

Cũng giống như vậy, nếu một người thích than phiền và hay tức giận, tất cả những gì anh ta nhìn thấy sẽ đều là những đám mây đen, là mặt xấu của bản chất con người và là các vấn nạn của xã hội.

Cho dù "Nữ thần may mắn" giáng trần thì anh ta cũng không thấy, không biết, cứ tiếp tục than phiền, may mắn đến tay cũng sẽ chạy đi mất.

Vì vậy mới nói chúng ta nên bớt than phiền và bớt tức giận, phải học cách thấu hiểu bao dung, kiên trì giữ vững ý chí, chăm chỉ làm việc, chịu được nghèo khổ, chịu được uất ức, làm được việc, có chính kiến và biết khoan dung độ lượng!

Và về cơ bản, người càng sống càng vô phúc đều có đặc trưng này - thích than phiền và hay tức giận!

Nếu một người luôn thích than phiền về cuộc sống, dù cho cơ hội có đến trước mắt thì cuối cùng nó cũng sẽ lặng lẽ bỏ bạn mà đi. Ảnh minh họa

Nếu một người luôn thích than phiền về cuộc sống, dù cho cơ hội có đến trước mắt thì cuối cùng nó cũng sẽ lặng lẽ bỏ bạn mà đi. Ảnh minh họa

4. Vô cớ sinh sự

Sách "Cách ngôn liên bích" viết: Vô cơ sinh sự, chính là bạc phúc; Câu nói này có nghĩa là, những người vô duyên vô cớ sinh sự, bới móc cho có việc sẽ không được hưởng phúc ở đời, càng sống phúc càng mỏng, càng trở nên vô phúc.

Vinh nhục không bận lòng, ung dung tự tại ngắm hoa nở rồi hoa tàn; được mất không để bụng, lặng nhìn mây hợp rồi lại tan.

Đời người khó có được sự bình yên, bình an vô sự chính là phúc, không than vãn oán than chính là đức.

Nhưng trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người thích "động", không biết hưởng thụ phúc khí tốt lành mà vô cớ sinh sự, ăn không nói có, không chịu dừng lại, cuối cùng chỉ còn lại hối hận và oán trách.

Có thể, động cơ gây sự của họ là tốt, ví như "vì muốn tốt cho người nhà", "vì muốn tốt cho bạn bè", nhưng cuối cùng lại mang lại một đống phiền phúc, đó gọi là có lòng mà chỉ gây họa.

Làm người phải biết đủ, lúc cần dừng lại thì nên dừng lại, nuôi dưỡng tinh thần, tích lũy nhuệ khí, không được tham lam vô độ, vô cớ sinh sự, đây chính là con đường đến gần với phúc khí! Đời người mười phần có tám, chín phần không như ý.

5. Coi thường người khác

Phúc khí của một người có quan hệ chặt chẽ với thái độ cư xử với người thân bằng hữu xung quanh của người đó.

Người có phúc thật sự thì dù có ở trong hoàn cảnh nào cũng đều không khinh thường người khác, ngược lại còn trở nên tôn trọng và đồng cảm với họ hơn.

Đáng buồn là những người vô phúc lại thường có những ngôn từ hành động xem thường người khác.

Đặc biệt là trong một tập thể hay đám đông, họ luôn tự nhận bản thân hơn người, thậm chí còn cười nhạo đối phương. Loại hành vi này trong mắt người đời chính là kiểu "lươn ngắn còn chê trạch dài".

Kiểu người này nhân phẩm chắc chắn cũng chẳng cao thượng gì. Mà loại nhân phẩm thấp kém này thường hình thành trong hoàn cảnh phức tạp lâu ngày.

Kiểu người này nếu không sinh ra đã sống trong nhung lụa thì chắc chắn sẽ phải trải qua cuộc sống khốn cùng và dễ bị bị mọi người tẩy chay.

Chỉ khi biết nhìn vào điểm mạnh của người khác, luôn giữ thái độ khiêm nhường, mới có thể nâng cao phẩm hạnh và cảnh giới của bản thân. Khi ấy phúc khí cũng ắt tìm đến.

Những người vô phúc lại thường có những ngôn từ hành động xem thường người khác. Ảnh minh họa

Những người vô phúc lại thường có những ngôn từ hành động xem thường người khác. Ảnh minh họa

6. Không giữ chữ tín, nói một đằng làm một nẻo

Ở một mức độ nào đó, xã hội hiện đại được xem là một "xã hội tín dụng". Cho dù hiện tại bạn không có tài năng gì và cũng không có nhiều tiền, nhưng chỉ cần mức tín dụng của bạn tốt thì có rất nhiều ngân hàng lớn sẽ làm thẻ tín dụng cho bạn, bạn bè cũng sẽ vui vẻ khi cho bạn mượn tiền.

Nhưng nếu một người không trọng chữ tín, thích lật lọng thì dần dần mọi người sẽ tránh xa anh ta ra.

Không có ai thích làm bạn với người thích lật lọng, không trọng chữ tín cả, cái này gọi là "người làm trái với đạo nghĩa sẽ rơi vào thế bị cô lập".

Vì vậy ở trong xã hội, những người như thế này thường bị rơi vào cảnh khốn cùng, càng đừng nhắc đến việc sẽ gặp được nhiều may mắn!

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-kieu-nguoi-cang-song-phuc-cang-mong-172250516160133678.htm