6 phát minh thảm họa từng được kỳ vọng thay đổi lịch sử nhân loại

Mũ bảo hiểm làm đẹp chân không được phát minh vào năm 1941 từng là niềm mơ ước của nhiều chị em và cũng là một trong những phát minh thất bại thảm hại của nhân loại.

Xe tăng bay có lẽ là một trong những ý tưởng kỳ lạ nhất về công nghệ quân sự xuất hiện trong thời kỳ giữa Thế chiến I và II. Phương tiện độc đáo này là một chiếc xe tăng thông thường với các cánh lượn có thể tháo rời, được tạo nên với mục đích có thể bay hoặc vận chuyển thả đồ tiếp tế xuống vùng chiến sự.

Xe tăng bay có lẽ là một trong những ý tưởng kỳ lạ nhất về công nghệ quân sự xuất hiện trong thời kỳ giữa Thế chiến I và II. Phương tiện độc đáo này là một chiếc xe tăng thông thường với các cánh lượn có thể tháo rời, được tạo nên với mục đích có thể bay hoặc vận chuyển thả đồ tiếp tế xuống vùng chiến sự.

Một số mô hình đã được thử nghiệm và các đợt chạy thử nghiệm ban đầu của nhiều xe tăng có cánh đã thành công tại nhiêu cường quốc, từ Mỹ, Nga, Anh đến Nhật Bản

Một số mô hình đã được thử nghiệm và các đợt chạy thử nghiệm ban đầu của nhiều xe tăng có cánh đã thành công tại nhiêu cường quốc, từ Mỹ, Nga, Anh đến Nhật Bản

Tuy nhiên, cuối cùng ý tưởng xe tăng bay bị hủy bỏ, những lý do chính là sự hạn chế về vật liệu sẵn có và nỗ lực cần thiết để hạ cánh một chiếc xe tăng bởi vì nó quá...nặng.

Tuy nhiên, cuối cùng ý tưởng xe tăng bay bị hủy bỏ, những lý do chính là sự hạn chế về vật liệu sẵn có và nỗ lực cần thiết để hạ cánh một chiếc xe tăng bởi vì nó quá...nặng.

Nhà thông minh Dymaxion - phát minh ''thất bại thảm hại'' từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống con người do kiến trúc sư kiêm nhà triết học thực tiễn R. Buckminister Fuller phát minh vào những năm 1930. Ngôi nhà có thể được vận chuyển trên một chiếc xe tải duy nhất và được lắp ráp chỉ trong hai ngày, xây dựng bằng vật liệu thừa từ Thế chiến thứ nhất, chủ yếu là nhôm.

Nhà thông minh Dymaxion - phát minh ''thất bại thảm hại'' từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống con người do kiến trúc sư kiêm nhà triết học thực tiễn R. Buckminister Fuller phát minh vào những năm 1930. Ngôi nhà có thể được vận chuyển trên một chiếc xe tải duy nhất và được lắp ráp chỉ trong hai ngày, xây dựng bằng vật liệu thừa từ Thế chiến thứ nhất, chủ yếu là nhôm.

Ngôi nhà còn được lắp đặt hệ thống tái chế nước thải sinh hoạt để giảm thiểu lượng nước được sử dụng đồng thời sưởi ấm và làm mát tự nhiên, chịu được thiên tai. Dymaxion cũng là một trong những ngôi nhà tiết kiệm chi phí nhất từng được thiết kế.

Ngôi nhà còn được lắp đặt hệ thống tái chế nước thải sinh hoạt để giảm thiểu lượng nước được sử dụng đồng thời sưởi ấm và làm mát tự nhiên, chịu được thiên tai. Dymaxion cũng là một trong những ngôi nhà tiết kiệm chi phí nhất từng được thiết kế.

Tuy nhiên, nhà Dymaxion không bao giờ được đưa vào sử dụng rộng rãi vì nội thất không thể tùy chỉnh hoặc nới rộng khi chỉ chứa đủ hai phòng ngủ với phòng tắm rất nhỏ đi kèm. Nguyên mẫu Nhà Dymaxion duy nhất hiện được trưng bày trong Bảo tàng Henry Ford ở Michigan, Mỹ.

Tuy nhiên, nhà Dymaxion không bao giờ được đưa vào sử dụng rộng rãi vì nội thất không thể tùy chỉnh hoặc nới rộng khi chỉ chứa đủ hai phòng ngủ với phòng tắm rất nhỏ đi kèm. Nguyên mẫu Nhà Dymaxion duy nhất hiện được trưng bày trong Bảo tàng Henry Ford ở Michigan, Mỹ.

Năm 1922, Đô đốc Bradley Fiske giới thiệu máy đọc sách Fiske - thực chất là kính lúp đã được sửa đổi giúp người dùng dễ dàng đọc những cuốn sách nhỏ tiết kiệm chi phí với bản in nhỏ.

Năm 1922, Đô đốc Bradley Fiske giới thiệu máy đọc sách Fiske - thực chất là kính lúp đã được sửa đổi giúp người dùng dễ dàng đọc những cuốn sách nhỏ tiết kiệm chi phí với bản in nhỏ.

Chiếc máy này siêu nhỏ, có thể bỏ túi với kích thước dài hơn 6 inch (152,4 mm) và rộng 2 inch (50,8 mm) và có thể chứa những thẻ với hơn 100.000 từ.

Chiếc máy này siêu nhỏ, có thể bỏ túi với kích thước dài hơn 6 inch (152,4 mm) và rộng 2 inch (50,8 mm) và có thể chứa những thẻ với hơn 100.000 từ.

Ban đầu, phát minh này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, thiết bị không bao giờ thực sự phát huy tác dụng vì việc giữ thứ đó gần mắt người ta suốt nhiều giờ đồng hồ để đọc một cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ là dễ chịu.

Ban đầu, phát minh này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, thiết bị không bao giờ thực sự phát huy tác dụng vì việc giữ thứ đó gần mắt người ta suốt nhiều giờ đồng hồ để đọc một cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ là dễ chịu.

Mũ bảo hiểm làm đẹp chân không được phát minh vào năm 1941 bởi G.M. Ackerman, từng là niềm mơ ước nhưng cũng là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ thời xưa. Chiếc mũ bảo hiểm ban đầu chỉ phổ biển với những ngôi sao Hollywood, được giới thiệu sẽ mang lại vẻ đẹp tự nhiên một cách ''thần thánh''.

Mũ bảo hiểm làm đẹp chân không được phát minh vào năm 1941 bởi G.M. Ackerman, từng là niềm mơ ước nhưng cũng là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ thời xưa. Chiếc mũ bảo hiểm ban đầu chỉ phổ biển với những ngôi sao Hollywood, được giới thiệu sẽ mang lại vẻ đẹp tự nhiên một cách ''thần thánh''.

Ý tưởng cho thiết bị này là từ mũ lặn biển, với cơ chế giảm áp suất khí quyển xung quanh đầu của một người, giúp cải thiện làn da. Các nguyên mẫu ban đầu của chiếc mũ bảo hiểm đẹp này khiến người dùng chìm trong bóng tối hoàn toàn cực đáng sợ sau đó nhanh chóng biến mất vì không mang lại hiệu quả gì.

Ý tưởng cho thiết bị này là từ mũ lặn biển, với cơ chế giảm áp suất khí quyển xung quanh đầu của một người, giúp cải thiện làn da. Các nguyên mẫu ban đầu của chiếc mũ bảo hiểm đẹp này khiến người dùng chìm trong bóng tối hoàn toàn cực đáng sợ sau đó nhanh chóng biến mất vì không mang lại hiệu quả gì.

Ô che thuốc lá được phát minh vào năm 1931 có lẽ là một trong những phát minh thảm họa nhất của nhân loại, hoạt động với cơ chế: Chiếc ô che mưa cho điếu thuốc và một chiếc ống hút sẽ hút hết hơi ẩm dư thừa.

Ô che thuốc lá được phát minh vào năm 1931 có lẽ là một trong những phát minh thảm họa nhất của nhân loại, hoạt động với cơ chế: Chiếc ô che mưa cho điếu thuốc và một chiếc ống hút sẽ hút hết hơi ẩm dư thừa.

Khi chất phóng xạ radium được tìm thấy, người ta không nhận thức được tính độc hại mà còn lầm tưởng chất này là một phương thuốc chữa bệnh và thêm chất này vào các sản phẩm gia dụng như son môi, đồng hồ, thậm chí là sô cô la (ở Đức), thuốc bổ. Mọi việc chấm dứt khi nhiều người nhiễm radium gặp phải nhiều tác dụng phụ khủng khiếp hoặc đang cận kề cái chết.

Khi chất phóng xạ radium được tìm thấy, người ta không nhận thức được tính độc hại mà còn lầm tưởng chất này là một phương thuốc chữa bệnh và thêm chất này vào các sản phẩm gia dụng như son môi, đồng hồ, thậm chí là sô cô la (ở Đức), thuốc bổ. Mọi việc chấm dứt khi nhiều người nhiễm radium gặp phải nhiều tác dụng phụ khủng khiếp hoặc đang cận kề cái chết.

Thợ hàn trở nên nổi tiếng vì những phát minh nhảm nhí | VTC14

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/6-phat-minh-tham-hoa-tung-duoc-ky-vong-thay-doi-lich-su-nhan-loai-1424241.html