6 thói quen phá hủy quá trình trao đổi chất, dễ gây tích mỡ tăng cân

Trao đổi chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng, năng lượng và sức khỏe tổng thể. Một số thói quen hàng ngày đang âm thầm phá hoại quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể dễ tích mỡ, tăng cân hơn.

1. Xem điện thoại quá nhiều làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể

Xem điện thoại là thói quen đầu tiên âm thầm phá hoại quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ điện thoại hoặc máy tính, có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, đặc biệt là vào ban đêm.

Các nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh nhân tạo vào ban đêm có thể góp phần gây ra tình trạng kháng insulin. Ánh sáng xanh ức chế melatonin, một loại hormone quan trọng cho giấc ngủ chất lượng, khiến bạn khó ngủ hơn. Do đó, tốt nhất, trước khi đi ngủ không nên xem điện thoại, máy tính…

Xem điện thoại là thói quen đầu tiên âm thầm phá hoại quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Xem điện thoại là thói quen đầu tiên âm thầm phá hoại quá trình trao đổi chất của cơ thể.

2. Chất lượng giấc ngủ kém

Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất. Chỉ cần một đêm ngủ không ngon cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hormone gây đói và độ nhạy insulin trong cơ thể.

Cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ bao gồm: Tránh ánh sáng nhân tạo trước khi đi ngủ, giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ăn bữa cuối cùng ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ và tránh tập thể dục hoặc bất cứ điều gì quá kích thích vào buổi tối.

Giấc ngủ kém chất lượng cũng có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất.

Giấc ngủ kém chất lượng cũng có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất.

3. Ăn thiếu protein

Không ăn đủ protein sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Protein giúp cơ thể tái tạo các mô, phục hồi sau khi tập luyện nhanh hơn, giúp bạn cảm thấy no và thỏa mãn. Mỗi ngày nên ăn ít nhất 0,8g protein cho 1kg trọng lượng cơ thể. Protein giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, càng có nhiều cơ, bạn sẽ đốt cháy càng nhiều calo khi nghỉ ngơi.

4. Ăn kiêng quá mức

Cơ thể không có đủ năng lượng sẽ chuyển sang chế độ bảo tồn năng lượng và làm chậm quá trình trao đổi chất. Không những thế, chế độ ăn kiêng trong thời gian quá dài có thể làm giảm hormone tuyến giáp. Tuyến giáp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khi không có đủ hormone tuyến giáp, cơ thể sẽ chậm chạp, mệt mỏi và dễ tăng cân. Thay vì cắt giảm carbohydrate mọi lúc, hãy thử chế độ ăn kiêng theo chu kỳ.

Ăn kiêng quá mức sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Ăn kiêng quá mức sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể.

5. Uống rượu bia

Uống rượu, bia, ngay cả với lượng nhỏ, cũng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Uống rượu bia thường xuyên có thể ức chế hoạt động của enzym tiêu hóa, làm chậm quá trình đốt cháy chất béo, gây tích tụ mỡ và dễ tăng cân.

Không những thế, việc uống quá nhiều rượu bia còn làm giảm hormone testosterone, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng cơ bắp và chậm phục hồi sau tập luyện.

6. Lựa chọn sai bài tập

Tập luyện sai bài tập là thói quen xấu đối với quá trình trao đổi chất. Nên nhớ, không phải tất cả các bài tập đều có tác dụng như nhau, nên việc lựa chọn sai bài tập có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi.

Các buổi tập cardio cường độ trung bình, dài sẽ đốt cháy các mô cơ. Tuy nhiên, nếu chỉ tập cardio, bạn sẽ không cải thiện được nhiều quá trình trao đổi chất của mình. Tập cardio quá nhiều không chỉ không tốt cho việc tăng cơ mà còn làm tăng cortisol. Nếu mức cortisol trong cơ thể tăng cao có thể khiến cơ thể tích mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.

Một chiến lược tốt nhất là kết hợp tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) và nâng tạ 2-3 lần/tuần. HIIT tốt hơn cardio trạng thái ổn định vì nó bảo tồn cơ, ít tốn thời gian hơn và tăng tốc quá trình trao đổi chất của cơ thể trong nhiều giờ sau khi tập luyện. Nếu muốn xây dựng cơ bắp, nên bổ sung thêm bài tập kháng lực.

5 loại trái cây gây tăng cân nhanh hơn thịt mỡ

BS. Nguyễn Thị Diễm Lệ

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/6-thoi-quen-pha-huy-qua-trinh-trao-doi-chat-de-gay-tich-mo-tang-can-169250711125156897.htm