7 loại hình âm nhạc cổ Việt Nam là Di sản của Nhân loại

Nhắc đến Tây Nguyên là phải nhắc đến tiếng cồng chiêng trầm bổng mang âm hưởng từ ngàn xưa vọng lại, đây là Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại được UNESCO công nhận năm 2005.

Tập 6: Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác Văn hóa của nhân loại

Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội, âm thanh núi rừng... vô cùng sinh động và cuốn hút.

Âm thanh của cồng chiêng có tác dụng xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối reo, gió thổi, không chỉ mang đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong lòng người nghe mà còn tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ trong cộng đồng.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, mà trở thành một một sứ giả của nền văn hóa Việt Nam, xứng đáng là một kiệt tác văn hóa phi vật thể mang tầm vóc nhân loại, giàu bản sắc dân tộc và vô cùng độc đáo./.

[Tập 3: Nghệ thuật Ca trù - Sự kết hợp đỉnh cao của thơ ca và âm nhạc]

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/podcast-7-loai-hinh-am-nhac-co-viet-nam-la-di-san-cua-nhan-loai-post875345.vnp