70% lái đò ở chùa Hương là phụ nữ

Trong số gần 3.700 lái đò phục vụ Lễ hội chùa Hương năm 2025, có tới 70% là phụ nữ. Nhiều người đã gắn bó với con đò hàng chục năm trời, phục vụ du khách tham quan, vãn cảnh, dâng hương ở danh thắng Hương Sơn (chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

 Những người phụ nữ chèo đò ở Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Những người phụ nữ chèo đò ở Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Lễ hội chùa Hương năm 2025 (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài trong 3 tháng, từ 2/3 đến hết ngày 1/5. Để di chuyển vào khu vực trung tâm (chùa Thiên Trù, chùa Giải Oan, động Hương Tích,…) tham quan, du khách phải di chuyển bằng phương tiện giao thông đường thủy.

Lễ hội chùa Hương năm 2025 (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài trong 3 tháng, từ 2/3 đến hết ngày 1/5. Để di chuyển vào khu vực trung tâm (chùa Thiên Trù, chùa Giải Oan, động Hương Tích,…) tham quan, du khách phải di chuyển bằng phương tiện giao thông đường thủy.

Ông Nguyễn Văn Hoằng, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương, cho biết, phục vụ mùa lễ hội năm nay có gần 3.700 lái đò, trong đó phụ nữ chiếm 70%, độ tuổi dao động từ 18-70 tuổi.

Ông Nguyễn Văn Hoằng, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương, cho biết, phục vụ mùa lễ hội năm nay có gần 3.700 lái đò, trong đó phụ nữ chiếm 70%, độ tuổi dao động từ 18-70 tuổi.

“Số lái đò chia ra làm 3 ca, mỗi ca gồm 10 tổ, mỗi tổ có hơn 100 người lái đò. Được bố trí theo cách cuốn chiếu, xong tất cả lái đò ca thứ nhất, đến ca thứ hai, rồi đến ca thứ ba. Bằng cách này, người lái đò nào cũng có cơ hội được chở khách ngang nhau, kiếm thêm thu nhập. Không còn tình cảnh tranh giành, lôi kéo khách như nhiều năm trở về trước”, ông Hoằng chia sẻ.

“Số lái đò chia ra làm 3 ca, mỗi ca gồm 10 tổ, mỗi tổ có hơn 100 người lái đò. Được bố trí theo cách cuốn chiếu, xong tất cả lái đò ca thứ nhất, đến ca thứ hai, rồi đến ca thứ ba. Bằng cách này, người lái đò nào cũng có cơ hội được chở khách ngang nhau, kiếm thêm thu nhập. Không còn tình cảnh tranh giành, lôi kéo khách như nhiều năm trở về trước”, ông Hoằng chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Vang (70 tuổi, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là một trong những nữ lái đò nhiều tuổi nhất ở danh thắng Hương Sơn. Tuy biết lái đò từ năm 9 tuổi nhưng phải đến khi Hương Sơn trở thành điểm du lịch bắt đầu thu hút nhiều khách thập phương (năm 1990), bà Vang mới bén duyên với nghề chèo đò phục vụ du khách tham quan, vãn cảnh, dâng hương ở đây.

Bà Nguyễn Thị Vang (70 tuổi, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là một trong những nữ lái đò nhiều tuổi nhất ở danh thắng Hương Sơn. Tuy biết lái đò từ năm 9 tuổi nhưng phải đến khi Hương Sơn trở thành điểm du lịch bắt đầu thu hút nhiều khách thập phương (năm 1990), bà Vang mới bén duyên với nghề chèo đò phục vụ du khách tham quan, vãn cảnh, dâng hương ở đây.

“Chị Vang là một trong những người cao tuổi nhất trong số các chị em ở ca 3. Tuy tuổi chị cao nhưng kỹ thuật chèo đò của chị giỏi lắm, chèo rất nhẹ mà thuyền đi rất nhanh. Chúng tôi trẻ hơn mà nhiều khi còn theo không kịp”, bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, trú thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ.

“Chị Vang là một trong những người cao tuổi nhất trong số các chị em ở ca 3. Tuy tuổi chị cao nhưng kỹ thuật chèo đò của chị giỏi lắm, chèo rất nhẹ mà thuyền đi rất nhanh. Chúng tôi trẻ hơn mà nhiều khi còn theo không kịp”, bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, trú thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ.

Con đò của bà Vang khá nhỏ, mỗi chuyến chở được tối đa 8 người, thu nhập khoảng 560.000 đồng (gồm lượt đi, lượt về). Trung bình mỗi mùa lễ hội, bà Vang thu nhập từ 30-40 triệu đồng, còn vào mùa lễ hội năm nay, đến thời điểm này mới thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng. “Cao nhất là mỗi ngày được 1 chuyến, có những ngày không chở được chuyến nào”, bà Vang chia sẻ.

Con đò của bà Vang khá nhỏ, mỗi chuyến chở được tối đa 8 người, thu nhập khoảng 560.000 đồng (gồm lượt đi, lượt về). Trung bình mỗi mùa lễ hội, bà Vang thu nhập từ 30-40 triệu đồng, còn vào mùa lễ hội năm nay, đến thời điểm này mới thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng. “Cao nhất là mỗi ngày được 1 chuyến, có những ngày không chở được chuyến nào”, bà Vang chia sẻ.

Quãng đường di chuyển từ bến Đục - Suối Yến đến bến thuyền chùa Thiên Trù dài khoảng 4km, các nữ lái đò trung bình mất 45 phút.

Quãng đường di chuyển từ bến Đục - Suối Yến đến bến thuyền chùa Thiên Trù dài khoảng 4km, các nữ lái đò trung bình mất 45 phút.

Tuy nhiên, do phải chờ khách tham quan tại các điểm di tích, nên để hoàn thành 1 chuyến, các nữ lái đò mất trung bình mất từ 4 tiếng đồng hồ, thậm chí có khi mất từ 7-8 tiếng để đợi khách tham quan xuống thuyền trở về.

Tuy nhiên, do phải chờ khách tham quan tại các điểm di tích, nên để hoàn thành 1 chuyến, các nữ lái đò mất trung bình mất từ 4 tiếng đồng hồ, thậm chí có khi mất từ 7-8 tiếng để đợi khách tham quan xuống thuyền trở về.

Nếu nhìn từ trên cao, hành trình đưa khách tham quan của họ như một chiếc bút sơn màu xanh vẽ nên những nét vẽ trên dòng sông Yến, trên danh lam thắng cảnh Hương Sơn.

Nếu nhìn từ trên cao, hành trình đưa khách tham quan của họ như một chiếc bút sơn màu xanh vẽ nên những nét vẽ trên dòng sông Yến, trên danh lam thắng cảnh Hương Sơn.

Những ngày thường, chị Nguyễn Thị Hảo (57 tuổi, trú thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đi làm các công việc tự do. Đến mùa lễ hội, chị Hảo lại trở về với nghề chèo đò và gắn bó đến nay đã được gần 20 năm. “Nơi này may mắn được ông trời ban cho một danh lam thắng cảnh như chùa Hương, nên chúng tôi cũng có thêm điều kiện, cơ hội để kiếm thêm thu nhập”, chị Hảo chia sẻ.

Những ngày thường, chị Nguyễn Thị Hảo (57 tuổi, trú thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đi làm các công việc tự do. Đến mùa lễ hội, chị Hảo lại trở về với nghề chèo đò và gắn bó đến nay đã được gần 20 năm. “Nơi này may mắn được ông trời ban cho một danh lam thắng cảnh như chùa Hương, nên chúng tôi cũng có thêm điều kiện, cơ hội để kiếm thêm thu nhập”, chị Hảo chia sẻ.

Nhờ nghề chèo đò, đời sống của chị em phụ nữ ngày càng được cải thiện. Họ có điều kiện cho gia đình, cho các con ăn học tử tế, nhiều gia đình cho hon học đại học, học cao học, làm việc tại các cơ quan Nhà nước.

Nhờ nghề chèo đò, đời sống của chị em phụ nữ ngày càng được cải thiện. Họ có điều kiện cho gia đình, cho các con ăn học tử tế, nhiều gia đình cho hon học đại học, học cao học, làm việc tại các cơ quan Nhà nước.

Tuy thu nhập khá là vậy, song những người phụ nữ trẻ ít chọn nghề này, mọi người thường đi làm công ty với mức thu nhập ổn định hơn, đỡ vất vả nắng mưa. Nên hiện nay, phụ nữ chèo đò ở Hương Sơn chủ yếu độ tuổi từ 50-70 tuổi.

Tuy thu nhập khá là vậy, song những người phụ nữ trẻ ít chọn nghề này, mọi người thường đi làm công ty với mức thu nhập ổn định hơn, đỡ vất vả nắng mưa. Nên hiện nay, phụ nữ chèo đò ở Hương Sơn chủ yếu độ tuổi từ 50-70 tuổi.

"Trước đây, đi chèo đò cực lắm, hầu hết phải đi chèo đò thuê cho người khác. Một chuyến đò chở từ 30-35 người, chúng tôi được người thuê trả từ 200.000-250.000 đồng. Chuyến ít từ 7-10 người được trả công từ 100.000-150.000 đồng”, bà Thanh chia sẻ.

"Trước đây, đi chèo đò cực lắm, hầu hết phải đi chèo đò thuê cho người khác. Một chuyến đò chở từ 30-35 người, chúng tôi được người thuê trả từ 200.000-250.000 đồng. Chuyến ít từ 7-10 người được trả công từ 100.000-150.000 đồng”, bà Thanh chia sẻ.

Ngày ngay công việc chèo đò của bà Thanh cũng như những phụ nữ làm nghề chèo đò ở xã Hương Sơn đỡ vất vả hơn. Không phải tranh giành, lôi kéo khách, không phải làm thuê cho người khác như trước, mà được sở hữu chiếc đỏ với biển số riêng của mình.

Ngày ngay công việc chèo đò của bà Thanh cũng như những phụ nữ làm nghề chèo đò ở xã Hương Sơn đỡ vất vả hơn. Không phải tranh giành, lôi kéo khách, không phải làm thuê cho người khác như trước, mà được sở hữu chiếc đỏ với biển số riêng của mình.

Họ được Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương bố trí sắp xếp khách công bằng, ai cũng có cơ hội chở khách ngang nhau và nhận được đồng tiền xứng đáng với công sức bỏ ra. Trung bình mỗi khách đi đò, tiền công nhận được là 70.000 đồng/người.

Họ được Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương bố trí sắp xếp khách công bằng, ai cũng có cơ hội chở khách ngang nhau và nhận được đồng tiền xứng đáng với công sức bỏ ra. Trung bình mỗi khách đi đò, tiền công nhận được là 70.000 đồng/người.

Đối với những chiếc thuyền lớn có thể chở tối đa 16 người, nếu được xếp khách đầy đủ công suất, một chuyến họ có thể thu nhập được hơn 1 triệu đồng.

Đối với những chiếc thuyền lớn có thể chở tối đa 16 người, nếu được xếp khách đầy đủ công suất, một chuyến họ có thể thu nhập được hơn 1 triệu đồng.

Cùng với mức thu nhập được tăng cao, thái độ của những nữ lái đò cũng được cải thiện và ngày càng chuyên nghiệp, không còn tình trạng "xin tiền", "vòi tiền" như trước. Trong ảnh, một nữ lái đò kiên nhẫn đợi khách tham quan trong thời tiết giá rét, đêm tối tại bền thuyền chùa Thiên Trù.

Cùng với mức thu nhập được tăng cao, thái độ của những nữ lái đò cũng được cải thiện và ngày càng chuyên nghiệp, không còn tình trạng "xin tiền", "vòi tiền" như trước. Trong ảnh, một nữ lái đò kiên nhẫn đợi khách tham quan trong thời tiết giá rét, đêm tối tại bền thuyền chùa Thiên Trù.

“Với gần 3.700 chiếc đò, công suất chở khách tối đa từ 7,5-9 vạn lượt khách. Như vậy, trung bình một ca đò với 1.225 chiếc đò có thể chở được từ 2,5-3 vạn lượt người. Trong những ngày này, lượng khách thưa vắng, nên có thời điểm phải mất khoảng 2 ngày mới bố trí hết một lượt ca đò, để tiếp tục sang ca khác”, ông Nguyễn Văn Hoằng, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương cho hay.

“Với gần 3.700 chiếc đò, công suất chở khách tối đa từ 7,5-9 vạn lượt khách. Như vậy, trung bình một ca đò với 1.225 chiếc đò có thể chở được từ 2,5-3 vạn lượt người. Trong những ngày này, lượng khách thưa vắng, nên có thời điểm phải mất khoảng 2 ngày mới bố trí hết một lượt ca đò, để tiếp tục sang ca khác”, ông Nguyễn Văn Hoằng, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch chùa Hương cho hay.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/70-so-nguoi-cheo-do-o-chua-huong-la-phu-nu-2025020521485951.htm