AI có thay thế các nhạc sĩ sáng tác nhạc không?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có sáng tác âm nhạc đương đại. Tuy nhiên, liệu sự phát triển của AI có thể thay thế được các nhạc sĩ, thay thế con người là vấn đề thời sự được thảo luận không chỉ tại Việt Nam mà còn cả quốc tế.

Nhiều chủ đề quanh việc ứng dụng A.I vào sáng tạo âm nhạc được đưa ra trong hội thảo khoa học quốc gia "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sáng tác âm nhạc đương đại", diễn ra tại Trường Đại học Văn Hiến ở TP HCM, vào chiều ngày 21-6. Đây là hội thảo do trường Đại học Văn Hiến phối hợp cùng Hội nhạc sĩ Việt Nam, khu vực phía Nam tổ chức và Báo Người Lao Động bảo trợ thông tin.

Các nghệ sĩ diễn tấu tại hội thảo

Các nghệ sĩ diễn tấu tại hội thảo

Biểu diễn văn nghệ trong hội thảo

Biểu diễn văn nghệ trong hội thảo

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn cho các chuyên gia, các nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc, sinh viên… cùng nhau chia sẻ, học hỏi thêm quanh vấn đề ứng dụng AI vào sáng tác âm nhạc đương đại. Ông Nguyễn Đỗ Tùng – Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến, cho biết hội thảo là sự kiện khoa học nói về AI và âm nhạc, được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam. Đây là chủ đề khá mới mẻ đối với mọi người, nhưng đây là cột mốc ghi nhận cho quá trình tiếp cận của nền âm nhạc nước nhà đối với AI. Đây là sự bức phá trong ứng dụng tiến bộ của khoa học của âm nhạc đương đại.

Hội thảo khác nhiều so với các buổi sinh hoạt học thuật của khoa học nhưng cũng không quên mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp, định hướng phát triển AI và âm nhạc Việt. Những chủ đề quan trọng của hội thảo có: Tiềm năng và giới hạn của AI trong sáng tạo âm nhạc; Các hình thức ứng dụng AI trong âm nhạc đương đại; Cách AI tạo ra xu hướng âm nhạc, Tương lai của âm nhạc và AI…

Tại hội thảo, các diễn giả đều nhận định AI có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có ngành âm nhạc. ThS. NS Nông Xuân Hiểu – Khoa Nghệ thuật, trường Đại học Văn Hiến thông tin trong tham luận "Ứng dụng AI trong sản xuất và trình diễn âm nhạc" rằng AI hiện nay có thể sáng tác các bản nhạc hoàn chỉnh với sự can thiệp tối thiểu của con người. Không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, AI còn tham gia vào các buổi diễn trực tiếp, tương tác với khán giả, thu thập và phân tích phản hồi khán giả từ các nền tảng mạng và các kênh truyền thông khác nhau.

Ông Nguyễn Đỗ Tùng – Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến - phát biểu

Ông Nguyễn Đỗ Tùng – Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến - phát biểu

Ông Nguyễn Đỗ Tùng – Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến trao hoa cho NSƯT Trần Vương Thạch - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, phụ trách khu vực phía Nam và ông Nguyễn Quý Phong - Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Lao Động - tại hội thảo. Ảnh: M.Khuê

Ông Nguyễn Đỗ Tùng – Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến trao hoa cho NSƯT Trần Vương Thạch - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, phụ trách khu vực phía Nam và ông Nguyễn Quý Phong - Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Lao Động - tại hội thảo. Ảnh: M.Khuê

ThS. Huỳnh Hoàng Cư - Trưởng Khoa Nghệ thuật Đại học Văn Hiến (bìa phải) - tặng hoa cho các diễn giả

ThS. Huỳnh Hoàng Cư - Trưởng Khoa Nghệ thuật Đại học Văn Hiến (bìa phải) - tặng hoa cho các diễn giả

"Tương lai của AI trong âm nhạc rất rộng mở. AI không chỉ giúp cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn mở ra những hướng sáng tạo mới cho các nhạc sĩ. Các công cụ AI sẽ tiếp tục phát triển, trở nên thông minh và dễ sử dụng hơn, giúp mọi người, kể cả người không có nhiều kiến thức về âm nhạc, cũng có thể sáng tác và sản xuất những bản nhạc chất lượng cao. Việc hiểu và tận dụng đúng cách các công nghệ AI sẽ giúp ngành công nghiệp âm nhạc phát triển mạnh mẽ hơn, mang lại nhiều cơ hội sáng tạo và cải thiện trải nghiệm cho người nghe. AI đã, đang và sẽ là một xu thế tất yếu luôn tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại. Do đó, nhiệm vụ và vai trò của những nhà sáng tạo âm nhạc là phải tìm cách thích ứng, học tập và nghiên cứu để có thể khai thác được tiềm năng khổng lồ từ AI" – ThS. NS Nông Xuân Hiểu – Khoa Nghệ thuật, trường Đại học Văn Hiến, nhận định trong tham luận.

TS. Nguyễn Bạch Mai – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nhận định trong tham luận chủ đề "Năng lực sáng tạo của nhạc sĩ và AI trong mối quan hệ độc lập và hợp tác" nói rõ A.I vẫn còn hạn chế như thiếu hiểu biết sâu sắc về cảm xúc, chủ yếu dựa vào mẫu và thuật toán để tạo ra âm nhạc do đó thường thiếu sự chân thực và tinh tế, không thể so sánh với cảm xúc từ trải nghiệm thực tế của con người.

Ngoài ra, khả năng đồng cảm của AI cũng hạn chế, không tự nhiên như con người. Các vấn đề đạo đức, bản quyền cũng là vấn đề sẽ khiến AI khó có thể thay thế con người mà chỉ có thể là trợ lý, công cụ để các nhạc sĩ sử dụng trong quá trình sáng tạo.

Minh Khuê. Ảnh: Đại học Văn Hiến

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/ai-co-thay-the-cac-nhac-si-sang-tac-nhac-khong-196240621194043766.htm