Ấn Độ: Biểu tình lan rộng phản đối dự luật công dân

Các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Ấn Độ sau khi chính phủ thông qua một dự luật công dân mới mà các nhà phê bình lo ngại có thể gây thiệt thòi cho cộng đồng Hồi giáo thiểu số của đất nước.

Các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Ấn Độ sau khi chính phủ thông qua một dự luật công dân mới mà các nhà phê bình lo ngại có thể gây thiệt thòi cho cộng đồng Hồi giáo thiểu số của đất nước.

Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại New Delhi hôm 15-12. Ảnh: CNN

Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại New Delhi hôm 15-12. Ảnh: CNN

Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại các trường đại học trên khắp đất nước, bao gồm cả ở thành phố Hyderabad, Varanasi và thủ đô New Delhi, trong khi các đoạn băng cho thấy cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình tại Đại học Hồi giáo Aligarh ở bang Uttar Pradesh. Các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Assam, đông bắc Ấn Độ, đã trở nên bạo lực, với ít nhất 5 người thiệt mạng, cảnh sát cho biết.

Tại New Delhi, sinh viên bắt đầu biểu tình tại trường đại học Hồi giáo Jamia Milia nổi tiếng hôm 15-12, với khoảng 2.000 người tham gia. Chinmoy Biswal, quan chức cảnh sát cấp cao của New Delhi cho biết, biểu tình biến thành bạo lực khi một số sinh viên không chịu giải tán và đốt cháy xe buýt công cộng. Cảnh sát sau đó đã buộc phải sử dụng hơi cay. Một số sinh viên bị giam giữ tại hai đồn cảnh sát, nhưng đã được thả ra.

Do dự luật công dân sửa đổi

Sự tức giận gia tăng trên toàn quốc về Dự luật công dân sửa đổi (CAB), được ký ban hành thành luật vào tuần trước. Dự luật hứa hẹn nhanh chóng cấp quyền công dân cho các nhóm thiểu số tôn giáo, bao gồm người Ấn giáo, người Sikh, Phật giáo, Jains, Parsis và Kitô giáo từ Afghanistan, Bangladesh và Pakistan đến Ấn Độ từ trước năm 2015. Việc loại trừ người Hồi giáo khỏi CAB đã làm dấy lên mối lo ngại về việc chống Hồi giáo đang gia tăng ở Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi giải thích rằng, người Hội giáo không phải là dân tộc thiểu số ở các nước láng giềng của Ấn Độ.

Nhiều người Hồi giáo ở Assam và Tripura, các bang ở đông bắc Ấn Độ, lo sợ, dự luật sẽ cho phép một số lượng lớn người Ấn giáo di cư đến khu vực này, vượt xa 200 nhóm người bản địa của khu vực và làm thay đổi phong cách tôn giáo và sắc tộc tại đây. Có đến 16 triệu người Ấn giáo di cư đến Ấn Độ từ Bangladesh và việc nhập quốc tịch một số lượng lớn người nhập cư như vậy cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc làm, trợ cấp của chính phủ và giáo dục.

Cuộc biểu tình tại trường đại học Hồi giáo Jamia Milia không phải do trường hoặc sinh viên của trường tổ chức. "Từ các khu vực xung quanh trường đại học, một cuộc kêu gọi biểu tình có tổ chức đã được đua ra", phó hiệu trưởng Najma Akhtar cho biết. Theo bà Akhtar, người biểu tình đã phá vỡ một cánh cổng tại trường đại học, đẩy lùi lính gác sang một bên, sau đó trốn vào thư viện. Bà cho biết, một số học sinh trong thư viện đã bị cảnh sát đánh và đang được điều trị vết thương. Bà Akhtar cho biết, cảnh sát không được phép vào khuôn viên trường. Một số sinh viên kể, cảnh sát đến tiến vào nơi ở của sinh viên, thư viện và kéo sinh viên ra ngoài. Hanzala Mojibi, một sinh viên tham gia biểu tình cho biết: “Chúng tôi có khoảng 200-300 người bị mắc kẹt bên trong”.

Trong một tuyên bố, thống đốc New Delhi, Arvind Kejriwal, kêu gọi cảnh sát "khôi phục lại trật tự và hòa bình”. “Những hành vi sai trái thực sự gây ra bạo lực nên được xác định và bị trừng phạt", ông nói thêm.

"Một ngày đen tối"

Thủ tướng Modi và đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền mô tả dự luật công dân mới là biện pháp bảo vệ các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương khỏi các cuộc đàn áp, nhưng các nhà phê bình cho rằng mục tiêu thực sự của dự luật là đàn áp người Hồi giáo thiểu số của Ấn Độ và điều này có nguy cơ phá hoại hiến pháp thế tục của đất nước.

"Hôm nay đánh dấu một ngày đen tối trong lịch sử lập hiến của Ấn Độ", Sonia Gandhi, Chủ tịch của đảng Quốc đại đối lập, tuyên bố. "Việc thông qua dự luật sửa đổi quyền công dân đánh dấu chiến thắng của các lực lượng hẹp hòi và đông đảo đối với chế độ đa nguyên của Ấn Độ". Một nhân vật hàng đầu khác của đảng Quốc đại, ông Rahul Gandhi, cho biết luật này là một nỗ lực nhằm "làm sạch dân tộc ở Đông Bắc. Đây là một cuộc tấn công phạm tội ác vào người dân Đông Bắc, lối sống của họ và lý tưởng của Ấn Độ". Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Assam và Tripura kể từ khi dự luật được thông qua. Quân đội được triển khai đến khu vực, hệ thống Internet đã bị cắt. Hôm 13-12, hàng trăm người tham gia tuyệt thực yêu cầu rút lại dự luật. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc biểu tình trong khu vực hôm 15-12.

Các nhà chỉ trích cho rằng, CAB là ví dụ về cách ông Modi và đảng BJP thúc đẩy một chương trình nghị sự của chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo lên trên chủ nghĩa thế tục tại Ấn Độ, quốc gia có 1,3 tỷ dân với đa số là người Hồi giáo. Dự luật được đưa ra vài tháng sau khi chính phủ Thủ tướng Modi tước bỏ quyền tự trị của bang Jammu và Kashmir có đa số người Hồi giáo, động thái về cơ bản giúp New Delhi kiểm soát nhiều hơn các vấn đề của khu vực và cho phép người di cư Ấn giáo tiến vào khu vực.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_217662_an-do-bieu-tinh-lan-rong-phan-doi-du-luat-cong-da.aspx