Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang có một nghi lễ đặc trưng riêng, đó là lễ nhảy lửa thiêng liêng và huyền bí. Hàng năm, từ ngày 16-10 Âm lịch, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ nhảy lửa (cầu lửa). Ảnh: Hoàng Hưng
Dịp này, các thầy cúng chiêu mộ học trò, dạy các trò học làm thầy cúng để truyền nghề tới hết 15-1 Âm lịch năm sau. Ảnh: Hoàng Hưng
Đây là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới với mục đích tạ ơn các thần sau một năm đã phù hộ cho dân bản có một năm mùa màng tốt tươi, canh tác thuận lợi, người dân trong bản khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật. Ảnh: Hoàng Hưng
Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn tại Tuyên Quang thường được tổ chức ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Ảnh: Hoàng Hưng
Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đưa lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1, nhằm bảo tồn và phát huy một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người và thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia. Ảnh: Hoàng Hưng
Lễ nhảy lửa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh, cho quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người. Ảnh: Hoàng Hưng
Trong ảnh là bàn tay, bàn chân của chàng trai dân tộc Pà Thẻn sau buổi nhảy lửa. Ảnh: Hoàng Hưng
Lễ không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn. Ảnh: Hoàng Hưng
Việc tổ chức lễ Nhảy lửa nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Ảnh: Hoàng Hưng
Với tính chất hấp dẫn, độc đáo, lễ hội để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch cộng đồng của dân tộc Pà Thẻn. Ảnh: Hoàng Hưng
Đồng thời khai thác tiềm năng để huyện thu hút du khách đến trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở địa phương. Ảnh: Hoàng Hưng
Hoàng Hưng