Anh nông dân nhẹ nhàng lãi 600 triệu đồng nhờ nuôi vịt theo cách lạ 'nửa kín nửa hở'

Nghỉ làm công nhân về nhà chăn nuôi, một nông dân ở Hải Dương may mắn thành công thu lãi đều tay 600 triệu đồng/năm.

Để có thu nhập cao như hiện tại anh Phan Trung Tuyến ở Hải Dương cũng có những ngày vất vả trước khi khởi nghiệp tại quê hương. Nhớ về những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi vịt, anh Phan Trung Tuyến chia sẻ với báo Hải Hương về mô hình chăn nuôi vịt lớn nhất xã.

Trước khi quyết định làm giàu tại quê hương, anh Phan Trung Tuyến từng có nhiều năm làm công nhân ngành than ở Bắc Giang. Tuy nhiên vào năm 2016, anh Tuyến nghỉ làm công nhân về quê lập nghiệp. Ban đầu với số vốn ít ỏi tiết kiệm từ ngày đi làm công nhân, anh mạnh dạn vay ngân hàng. Từ đó anh đấu thầu lại khu ruộng chiêm trũng khoảng 20.000m2 của xã, đắp bờ, nuôi cá, trồng cây, làm đường, kéo điện.

Nuôi vịt theo kiểu dựng mô hình trên mặt ao, anh Phan Trung Tuyến thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi vịt theo kiểu dựng mô hình trên mặt ao, anh Phan Trung Tuyến thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thuở ban đầu lập nghiệp, nông dân Phan Trung Tuyến mua bò, bê về nuôi, sau đó bán phục vụ người dân trong xã, nuôi 3 ao cá rô, cá trắm, cá chép…. Khi đó, lợi nhuận từ đàn bò 25 con của anh đạt khoảng 200 - 250 triệu đồng/năm; từ nuôi cá khoảng 200 triệu đồng/năm.

Sau một thời gian chăn bò và cá, anh nhận thấy vất vả, lợi nhuận thấp nên anh muốn tìm hướng đi mới. Bắt đầu từ năm 2020 anh chuyển sang nuôi vịt. Khi được giới thiệu mô hình chăn nuôi vịt công nghiệp sẽ cho xuất chuồng nhanh hơn vịt thả đồng, anh Tuyến quyết tâm học học, nghiên cứu và làm chuồng nuôi vịt trên mặt ao; đồng thời vẫn nuôi vịt thả trên diện tích ruộng sẵn có tại trang trại.

“Vịt công nghiệp nuôi ở trong chuồng cần nhiệt độ tùy vào tình hình thời tiết, giờ tắm, giờ ăn, ngủ nghỉ của vịt cũng phải khoa học”, anh Tuyến nói.

Tại trang trại của gia đình anh Tuyến thiết kế chuồng vịt theo kiểu "nửa kín nửa hở", mùa hè sử dụng quạt làm mát và tận dụng gió tự nhiên, nguồn nước phải sạch, mùa đông thiết kế bạt quây kín cho vịt ấm. Chuồng trại cũng được anh vệ sinh hằng ngày.

Khu vực chăn nuôi anh nông dân này sáng tạo thêm xây dựng chuồng vịt trên mặt ao, tận dụng được lượng phân vịt thải ra làm thức ăn cho cá. Trên thực tế, không phải loại cá nào cũng phù hợp với phân vịt.

Với diện tích chăn nuôn rộng, từ năm 2023, anh đưa vào ao giống cá ba sa và nhận thấy phát triển tốt. Điều đáng nói số tiền chi cho mô hình này khá ít mà tỉ lệ thành công khá cao. Chỉ mất khoảng 20 triệu đồng mua 10.000 con giống thả dưới ao nuôi vịt, không tốn thêm chi phí thức ăn cho cá, sau 1,5 năm anh thu gần 600 triệu đồng từ con cá ba sa.

“Nuôi bất cứ con gì cũng có rủi ro và vịt cũng vậy, quan trọng tìm ra giải pháp và cách khắc phục”, anh Tuyến chia sẻ. Theo anh Tuyến, khi nuôi vịt cần để ý quy trình ăn, uống thuốc và thời tiết. Thời gian của đàn vịt nào anh cũng phải nhớ để lên lịch tiêm phòng và cho ăn uống phù hợp. Ngoài ra, phải theo dõi sát tình hình thời tiết để phòng bệnh cho vịt.

Nhờ kết hợp chăn nuôi đúng cách mà các đàn vịt anh nuôi nối nhau nên mỗi tháng xuất chuồng khoảng 12.000 con. Hiện những con vịt của gia đình anh Tuyến được tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang. Điều đáng nói, mỗi năm, đàn vịt cho thu lãi khoảng 600 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, trang trại của anh Tuyến còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương với thu nhập khoảng 600.000 đồng/ngày.

Thời gian qua, trước những kết quả đạt được, năm 2023, anh Tuyến là 1 trong 14 gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu được Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh tuyên dương.

Nói thêm về mô hình trang trại của anh Tuyến, chị Nguyễn Thị Ánh, Bí thư Huyện đoàn Kim Thành đánh giá, mô hình vườn - ao - chuồng của anh Tuyến là một trong những mô hình thanh niên nông thôn khởi nghiệp tiêu biểu của huyện. Với tinh thần ham học hỏi, không ngại khó khăn, vất vả, anh Tuyến đã vượt qua những thử thách để khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, anh cũng truyền lửa đam mê, chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều thanh niên khác trong khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương phát triển giàu mạnh.

Chỉ nhờ chăn nuôi và trồng trọt, nông dân Tuyến có thu nhập ấn tượng.

Chỉ nhờ chăn nuôi và trồng trọt, nông dân Tuyến có thu nhập ấn tượng.

Cùng với chăn vịt và nuôi cá, anh nông dân này còn trồng thêm 1.000 cây dừa xiêm Bến Tre tại trang tại. Đến nay, mỗi cây cho thu hoạch khoảng 50 - 70 quả/năm, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Thịt vịt bổ dưỡng nhiều công dụng đối với sức khỏe

- Tốt cho thể chất và tinh thần: Trong thịt vịt chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định. Đặc biệt, thịt vịt cũng rất tốt trong việc giảm hàm lượng cholesterol có hại và nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể.

- Tăng cân một cách tự nhiên cho người gầy: Hàm lượng axit béo cao có trong thịt vịt có tác dụng làm tăng cân một cách tự nhiên. Mặc dù thịt vịt tốt tuy nhiên, nên tiêu thụ thịt vịt một cách hợp lý để hình thành trọng lượng cơ thể lý tưởng, bởi hàm lượng chất béo và chất đạm trong vịt gấp đôi thịt gà bình thường, theo Lao Động.

- Làm đẹp hiệu quả: Ăn thịt vịt thường xuyên có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo, giúp duy trì độ ẩm cho da, cho bạn một làn da luôn tươi trẻ và căng mịn. Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị đóng vảy và xỉn màu. Trên thực tế, chất béo trở thành một trong những yếu tố bảo vệ làn da trước những thay đổi của thời tiết. Vì vậy, nên thêm thịt vịt vào chế độ ăn uống của bạn để thấy được những hiệu quả không ngờ của nó.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tiêu thụ thịt vịt cũng đặc biệt tốt cho việc khắc phục bệnh tiểu đường.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-nhe-nhang-lai-600-trieu-dong-nho-nuoi-vit-theo-cach-la-a665857.html