Ba nơi thờ Quan Vân Trường nổi tiếng nhất ba miền Việt Nam

Tục thờ Quan Công hay quan Vân Trường - một nhân vật lịch sử được coi là biểu tượng cho các đức tính Trung - Tín - Tiết - Nghĩa - là nét tín ngưỡng độc đáo mà cộng đồng di dân gốc Hoa đã đưa vào Việt Nam nhiều thế kỳ trước. ..

1. Nằm ở số 28 Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của khu phố cổ Hà Nội. Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819 làm nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công - Quan Vân Trường).

1. Nằm ở số 28 Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của khu phố cổ Hà Nội. Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819 làm nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công - Quan Vân Trường).

Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.

Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.

Hậu cung của đền là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế. Giữa bàn thờ là bức tượng của ngài được đúc bằng đồng, toát lên vẻ uy nghiêm. Hai bên có tượng Quan Bình và Châu Xương đứng hầu.

Hậu cung của đền là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế. Giữa bàn thờ là bức tượng của ngài được đúc bằng đồng, toát lên vẻ uy nghiêm. Hai bên có tượng Quan Bình và Châu Xương đứng hầu.

Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua… với nhiều mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật Việt đầu thế kỷ 19.

Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua… với nhiều mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật Việt đầu thế kỷ 19.

2. Nằm tại số 24 đường Trần Phú, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, miếu Quan Công (còn được gọi là Chùa Ông, tên chữ là Trừng Hán Cung) được lập vào năm 1653, là một trong những công trình tâm linh cổ xưa nổi tiếng nhất phố cổ Hội An.

2. Nằm tại số 24 đường Trần Phú, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, miếu Quan Công (còn được gọi là Chùa Ông, tên chữ là Trừng Hán Cung) được lập vào năm 1653, là một trong những công trình tâm linh cổ xưa nổi tiếng nhất phố cổ Hội An.

Công trình được được xây theo kiểu chữ “Quốc”, gồm bốn tòa nhà: tiền đình, hai tả, hữu vu và chính điện. Các chi tiết kiến trúc được tạo tác rất tinh xảo và giàu nghệ thuật.

Công trình được được xây theo kiểu chữ “Quốc”, gồm bốn tòa nhà: tiền đình, hai tả, hữu vu và chính điện. Các chi tiết kiến trúc được tạo tác rất tinh xảo và giàu nghệ thuật.

Chính điện của miếu đặt pho tượng Quan Công. Tượng được thể hiện với nét mặt oai nghiêm, mặc áo bào thêu rồng nổi kim tuyến, hai bên có tượng Quan Bình và Châu Xương.

Chính điện của miếu đặt pho tượng Quan Công. Tượng được thể hiện với nét mặt oai nghiêm, mặc áo bào thêu rồng nổi kim tuyến, hai bên có tượng Quan Bình và Châu Xương.

Ngày nay, trong Miếu Quan Công còn rất nhiều hoành phi, sắc phong, bia đá và hiện vật cổ quý giá. Nhiều văn bia do công đồng thương nhân người Hoa lập được lưu giữ tại miếu qua nhiều thế kỷ, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa.

Ngày nay, trong Miếu Quan Công còn rất nhiều hoành phi, sắc phong, bia đá và hiện vật cổ quý giá. Nhiều văn bia do công đồng thương nhân người Hoa lập được lưu giữ tại miếu qua nhiều thế kỷ, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa.

3. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An do cộng đồng người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Quảng Đông, lập vào thế kỷ 18 làm nơi hội họp, thờ cúng. Công trình được xây kiến cố từ năm 1819-1820 và kể từ đó đã được trùng tu nhiều lần.

3. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An do cộng đồng người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Quảng Đông, lập vào thế kỷ 18 làm nơi hội họp, thờ cúng. Công trình được xây kiến cố từ năm 1819-1820 và kể từ đó đã được trùng tu nhiều lần.

Như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kính vuông góc. Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở hội quán thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu.

Như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kính vuông góc. Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở hội quán thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu.

Do hội quán Nghĩa An thờ Quan Công nên nơi đây còn được gọi là chùa Ông. Tượng Quan Công được bài trí giữa chính điện. Hai bên cũng có tượng Quan Bình và Châu Xương tương tự đền Quan Đế ở Hà Nội và miếu Quan Công ở Hội An.

Do hội quán Nghĩa An thờ Quan Công nên nơi đây còn được gọi là chùa Ông. Tượng Quan Công được bài trí giữa chính điện. Hai bên cũng có tượng Quan Bình và Châu Xương tương tự đền Quan Đế ở Hà Nội và miếu Quan Công ở Hội An.

Trên phương diện mỹ thuật, hội quán Nghĩa An được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.

Trên phương diện mỹ thuật, hội quán Nghĩa An được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-noi-tho-quan-van-truong-noi-tieng-nhat-ba-mien-viet-nam-1834719.html