Bắc Cực ngày càng biến dạng, thảm họa nào sắp xảy ra?

Mưa có thể thay thế tuyết rơi ở các vùng của Bắc Cực vào năm 2060 do khí hậu thay đổi – sớm hơn đến hai thập kỷ so với dự đoán trước đây.

Lượng mưa đang gia tăng ở Bắc Cực do biến đổi khí hậu khiến tình trạng băng tan trên các đại dương và độ ẩm không khí gia tăng có thể làm tăng lượng mưa.

Lượng mưa đang gia tăng ở Bắc Cực do biến đổi khí hậu khiến tình trạng băng tan trên các đại dương và độ ẩm không khí gia tăng có thể làm tăng lượng mưa.

So sánh các dự báo mới nhất với các mô hình khí hậu trước đây, các tác giả của nghiên cứu trên ước tính Bắc Cực có thể sẽ chứng kiến chủ yếu là các trận mưa thay vì các đợt tuyết rơi sớm hơn 2 thập kỷ so với trước đây.

So sánh các dự báo mới nhất với các mô hình khí hậu trước đây, các tác giả của nghiên cứu trên ước tính Bắc Cực có thể sẽ chứng kiến chủ yếu là các trận mưa thay vì các đợt tuyết rơi sớm hơn 2 thập kỷ so với trước đây.

"Các thay đổi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra sớm hơn nhiều so với dự kiến nên sẽ có những tác động to lớn đối với sự sống tại Bắc Cực và các khu vực xung quanh", Michelle McCrystall, nhà nghiên cứu tại Đại học Manitoba (Canada) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Các thay đổi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra sớm hơn nhiều so với dự kiến nên sẽ có những tác động to lớn đối với sự sống tại Bắc Cực và các khu vực xung quanh", Michelle McCrystall, nhà nghiên cứu tại Đại học Manitoba (Canada) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết mọi thứ còn phụ thuộc vào mức độ ấm lên toàn cầu và với tốc độ ấm lên như hiện nay, mưa có thể lấn át tuyết ở Bắc Cực vào cuối thế kỷ này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết mọi thứ còn phụ thuộc vào mức độ ấm lên toàn cầu và với tốc độ ấm lên như hiện nay, mưa có thể lấn át tuyết ở Bắc Cực vào cuối thế kỷ này.

Việc khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu tham vọng nhất trong Hiệp định biến đổi khí hậu Paris năm 2015 - sẽ giúp Bắc Cực tiếp tục chứng kiến tuyết rơi là chủ yếu.

Việc khống chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu tham vọng nhất trong Hiệp định biến đổi khí hậu Paris năm 2015 - sẽ giúp Bắc Cực tiếp tục chứng kiến tuyết rơi là chủ yếu.

Theo Gavin Schmidt, Giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất nếu các quốc gia đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết về cắt giảm lượng khí thải phù hợp với Hiệp định Paris.

Theo Gavin Schmidt, Giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất nếu các quốc gia đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết về cắt giảm lượng khí thải phù hợp với Hiệp định Paris.

Một khi sự chuyển đổi từ hình thái tuyết rơi sang mưa là chủ yếu có thể có ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại Bắc Cực và các khu vực xa hơn.

Một khi sự chuyển đổi từ hình thái tuyết rơi sang mưa là chủ yếu có thể có ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại Bắc Cực và các khu vực xa hơn.

Nếu nhiều mưa rơi xuống lớp tuyết phủ hơn thì lượng băng bề mặt sẽ tăng bề mặt băng khiến các loài tuần lộc gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm thức ăn.

Nếu nhiều mưa rơi xuống lớp tuyết phủ hơn thì lượng băng bề mặt sẽ tăng bề mặt băng khiến các loài tuần lộc gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm thức ăn.

Tuyết phủ ít hơn cũng có nghĩa là Bắc Cực sẽ mất đi một phần khả năng điều hướng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời ra khỏi bề mặt Trái Đất và từ đó tiếp tục làm gia tăng tình trạng ấm lên toàn cầu.

Tuyết phủ ít hơn cũng có nghĩa là Bắc Cực sẽ mất đi một phần khả năng điều hướng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời ra khỏi bề mặt Trái Đất và từ đó tiếp tục làm gia tăng tình trạng ấm lên toàn cầu.

Nhiệt độ tăng đến mức sự thay đổi hàng năm đang vượt quá giới hạn của bất kỳ biến động nào trong quá khứ, báo hiệu sự chuyển đổi sang một Bắc Cực có trạng thái khí hậu mới hoàn toàn.

Nhiệt độ tăng đến mức sự thay đổi hàng năm đang vượt quá giới hạn của bất kỳ biến động nào trong quá khứ, báo hiệu sự chuyển đổi sang một Bắc Cực có trạng thái khí hậu mới hoàn toàn.

Mặc dù hình thái thời tiết ở các vĩ độ trên luôn thay đổi theo từng năm (tùy thuộc lượng băng biển nhiều hơn hoặc ít hơn, mùa đông lạnh hơn hoặc ấm hơn, và các mùa mưa dài hơn hoặc ngắn hơn), nhưng tốc độ thay đổi trạng thái khí hậu tại Bắc Cực lại diễn ra rất nhanh trong vài thập kỷ.

Mặc dù hình thái thời tiết ở các vĩ độ trên luôn thay đổi theo từng năm (tùy thuộc lượng băng biển nhiều hơn hoặc ít hơn, mùa đông lạnh hơn hoặc ấm hơn, và các mùa mưa dài hơn hoặc ngắn hơn), nhưng tốc độ thay đổi trạng thái khí hậu tại Bắc Cực lại diễn ra rất nhanh trong vài thập kỷ.

Vùng cực Bắc đang ấm lên nhanh hơn so với các vùng ở vĩ độ thấp là do một quá trình được gọi là "khuếch đại Bắc Cực". Điều này xảy ra do băng biển tan chảy đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Băng biển màu sáng phản xạ nhiệt trở lại không gian được thay thế bằng nước biển sẫm màu hơn, giữ nhiệt nhiều hơn.

Vùng cực Bắc đang ấm lên nhanh hơn so với các vùng ở vĩ độ thấp là do một quá trình được gọi là "khuếch đại Bắc Cực". Điều này xảy ra do băng biển tan chảy đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Băng biển màu sáng phản xạ nhiệt trở lại không gian được thay thế bằng nước biển sẫm màu hơn, giữ nhiệt nhiều hơn.

Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bac-cuc-ngay-cang-bien-dang-tham-hoa-nao-sap-xay-ra-1630821.html