Bạc Liêu: Nhà sư trẻ với niềm đam mê nghệ thuật truyền thống

Điêu khắc được xem là nghệ thuật truyền thống của người Khmer được lưu truyền từ xưa đến nay. Nghệ thuật điêu khắc gắn liền với lối kiến trúc tôn giáo đặc trưng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của các công trình.

Bạc Liêu có một nhà sư trẻ nổi tiếng đam mê với môn nghệ thuật này. Mỗi tác phẩm được làm nên đó là sự cống hiến, phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo. Đây là câu chuyện được kể trong chuyên mục Ấm tình Cửu Long.

Nhà sư trẻ Sơn Oành Đết là nghệ nhân nổi tiếng về điêu khắc ở tỉnh Bạc Liêu. Trong 10 năm qua, với đôi bàn tay khéo léo và lòng đam mê, ông đã có nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa của người Khmer.

Giống với nghệ thuật vẽ, nghệ thuật điêu khắc cũng có nhiều thể loại hình tượng và hoa văn trang trí rất độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt. Nói khác hơn, người Khmer thường vận dụng tất cả mọi phương tiện, chất liệu để trang trí cho ngôi chùa thêm đẹp, lộng lẫy.

Nghề điêu khắc đòi hỏi phải có năng khiếu, được đào tạo qua trường lớp một cách nhuần nhuyễn, người điêu khắc phải biết tên hoa văn, hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc xuất xứ của nó.

Theo các nghệ nhân, nghệ thuật điêu khắc của người Khmer là nền nghệ thuật không vì lợi nhuận. Mỗi tác phẩm được làm nên đó là sự cống hiến, phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo để cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/bac-lieu-nha-su-tre-voi-niem-dam-me-nghe-thuat-truyen-thong-233176.htm