Bác sĩ trả lời: Bị rắn cắn, sơ cứu như thế nào cho đúng?

* Xung quanh nhà tôi là vườn cây ăn và cỏ nhiều nên có rắn. Dù chưa bị rắn cắn nhưng tôi rất sợ. Tôi xem phim thì thấy người ta hút nọc độc mỗi khi bị rắn cắn. Và nhiều người xung quanh tôi đã làm vậy. Làm vậy có đúng không, mong bác sĩ tư vấn.

* Xung quanh nhà tôi là vườn cây ăn và cỏ nhiều nên có rắn. Dù chưa bị rắn cắn nhưng tôi rất sợ. Tôi xem phim thì thấy người ta hút nọc độc mỗi khi bị rắn cắn. Và nhiều người xung quanh tôi đã làm vậy. Làm vậy có đúng không, mong bác sĩ tư vấn.

(Anh Văn, ngụ H.Cẩm Mỹ)

Trả lời:

Chào anh!

Trước hết, tôi xin khẳng định, khi bị rắn cắn mà rạch vết cắn, hút nọc độc, bóp nặn đều không đúng và không nên làm như vậy rất nguy hiểm.

Ngay khi bị rắn cắn cần di chuyển khỏi nơi đó. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối, cố định chân hoặc tay bị cắn và không vận động nhiều. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất.

Người bệnh không nên cố gắng đập chết rắn để mang đến bệnh viện. Hậu quả, nhiều bệnh nhân bị nặng hơn, thậm chí là rối loạn đông máu.

Người bệnh chỉ cần quan sát, ghi nhớ đặc điểm của nó để mô tả lại cho bác sĩ khi vào viện. Không nên đắp các loại lá hay bất cứ loại thuốc nào lên vết cắn vì làm như vậy sẽ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng hơn và làm cho độc tố vào cơ thể nhanh hơn. Có thể độc tố của rắn không làm người ta tử vong nhưng nhiễm trùng do đắp thuốc mới làm bệnh nhân bị suy đa tạng, tử vong.

BS CKI Đoàn Quốc Duy,

Phó trưởng khoa, Phụ trách Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/alo--bac-si-oi/202312/bac-si-tra-loi-bi-ran-can-so-cuu-nhu-the-nao-cho-dung-fb355c7/