Bài 2: Biến thử thách thành cơ hội
Dù nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật, nhưng ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đang từng bước biến thử thách thành động lực, tạo chuyển biến tích cực trong công cuộc chuyển đổi số. Với sự chỉ đạo sát sao từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ngành, địa phương cùng tinh thần đổi mới của đội ngũ nhà giáo, hành trình số hóa giáo dục Điện Biên đang đi vào chiều sâu.
Từng bước thay đổi nhận thức

Các cơ sở giáo dục chú trọng tập huấn, nâng cao trình độ CNTT và chuyển đổi số cho cán bộ, giáo viên.
Không thể phủ nhận những lợi ích rõ rệt mà chuyển đổi sốmang lại cho giáo dục, nhất là giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa quản lý, đôỉmới phương pháp giảng dạy... Tuy nhiên, tại một địa phương miền núi như ĐiệnBiên, nơi nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thốn, việc triển khai chuyển đổi sốban đầu gặp không ít trở lực. Nhiều trường học chưa đủ điều kiện hạ tầng tôíthiểu, giáo viên chưa quen với công nghệ, thậm chí còn e ngại, thụ động trongviệc tiếp cận cái mới.
Ông Nguyễn Tiến Thắng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Điện Biên Đông thẳng thắn nhìn nhận: Giai đoạn đầu, cái khó nhất không phảilà máy tính hay phần mềm, mà là thay đổi tư duy. Nhiều cán bộ, giáo viên ngại đôỉmới, nghi ngờ hiệu quả của công nghệ, dẫn đến tâm lý trì hoãn. Vì vậy, chúngtôi xác định nhiệm vụ tiên quyết là thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý vàgiáo viên. Người đứng đầu phải có tầm nhìn, dám làm, dám đổi mới thì mới lan tỏađược tinh thần chuyển đổi số…
Toàn ngành Giáo dục tỉnh hiện có 15.614 cán bộ, giáo viên,nhân viên; trong đó 315 giáo viên Tin học chiếm khoảng 2,02%. Đặc biệt, 84,5%cán bộ, giáo viên đã có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên. Điều này cho thấy bướctiến rõ rệt trong công tác đào tạo nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Các giáoviên không chỉ thành thạo tin học văn phòng, mà còn có kỹ năng soạn giảng điệntử, sử dụng phần mềm dạy học, khai thác học liệu trực tuyến, xử lý sự cố kỹ thuậtvà đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dụcvà Đào tạo huyện Mường Ảng cho biết: “Chuyển đổi số không thể chỉ trông vào thiếtbị, mà phải bắt đầu từ con người. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, chúng tôi tậptrung tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng công nghệ cho giáo viên. Hiện,toàn huyện đã có 22 giáo viên Tin học có bằng đại học CNTT và khoảng 630 cán bộ,giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản đạt tỷ lệ 75%”.

Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên có thể áp dụng công nghệ vào giảng dạy.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 14.400 lượt cán bộ,giáo viên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng số. Giảng viên là giáo viên Tin học, cán bộ công nghệ thông tin của các trường đã qua đào tạochuyên sâu. Ngành giáo dục còn cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớpdiễn tập về an toàn thông tin. Ngành còn chú trọng đến việc phổ cập kỹ năng sốcơ bản cho học sinh, sinh viên toàn tỉnh với 5 nội dung: Sử dụng dịch vụ côngtrực tuyến, mua sắm và thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ trên không gian mạng vàlàm quen với nền tảng số phù hợp từng địa phương. Nhiều giáo viên có trình độ CNTTtốt đã tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng, hỗ trợ người dân tại địa phương tiếpcận dịch vụ số; góp phần lan tỏa tinh thần số hóa ra toàn xã hội.
Huy động nguồn lực chuyển đổi số
Trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp, ngành Giáo dục tỉnh ĐiệnBiên đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa, phối hợp với các chươngtrình, tổ chức trong và ngoài tỉnh để tăng cường trang thiết bị công nghệ thôngtin cho học sinh và giáo viên. Chúng tôi vẫn còn nhớ hình ảnh thầy giáo Lê XuânVỹ, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Sa Lông (huyện Mường Chà) phấn khởi khitiếp nhận hơn 80 chiếc máy tính bảng do Chương trình “Sóng và máy tính cho em”hỗ trợ. Với các trường vùng cao như ở xã Sa Lông, việc đến trường đã là một hạnh phúc nên các em không nghĩ đến việc có thể tự mua sắm cácthiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu học tập. Vì vậy, thầy và trò nhà trường coiđây là món quà quý giá mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ cho học sinh vùng cao.

Ban Giám hiệu Trường PTDTBT Tiểu học Sa Lông phấn khởi khi được hỗ trợ máy tính bảng cho học sinh.
“Trước đây, trong đợthọc online vì dịch Covid-19, các em gần như không có thiết bị học tập. Giờ đây,dù đã học trực tiếp trở lại, nhưng những chiếc máy tính bảng vẫn vô cùng hưũích. Chúng tôi khai thác tối đa thiết bị để hướng dẫn học sinh làm quen vơícông nghệ, truy cập học liệu, thực hành kỹ năng số, tạo nền tảng cho công cuộcchuyển đổi số của nhà trường” - thầy Vỹ chia sẻ.
Không chỉ tại xã Sa Lông, nhiều trường khác cũng nhận được sựhỗ trợ thiết thực. Tính đến nay, ngành Giáo dục Điện Biên đã tiếp nhận vàphân bổ 5.000 máy tính bảng kèm sim 4G cho học sinh học trực tuyến. Ngoài ra,ngành còn thực hiện mua sắm gần 13.000 máy tính bảng từ nhiều nguồn khácnhau để phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và quản lý.Tổng số máy tính hiện có trong các cơ sở giáo dục là 12.605chiếc, bao gồm hơn 3.100 máy phục vụ công tác văn phòng và gần 9.500 máy dùngtrong dạy học. Hầu hết trường học đã được phủ sóng wifi và có kết nối internettốc độ cao, đáp ứng nhu cầu truy cập tài nguyên số cho giáo viên và học sinh. SởGiáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp huy động nguồn lực tài trợ máy tính, thiết bị giảng dạy, hỗ trợ phần mềm. Đâylà hướng đi bền vững, nhằm bảo đảm cơ sở hạ tầng đồng bộ cho công tác chuyển đôỉsố toàn ngành.

Nguồn xã hội hóa giáo dục đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi số làm thay đổi giáo dục vùng cao.
Chuyển đổi số trong giáo dục không phải là đích đến ngắn hạn,mà là hành trình dài hơi hướng tới một nền giáo dục hiện đại, công bằng và hôịnhập. Việc đầu tư đúng hướng vào con người thông qua tập huấn, phổ cập kỹ năngsố đã giúp giáo viên và học sinh thích nghi nhanh hơn với môi trường giáo dục số.Trong khi đó, sự đồng hành của xã hội qua các chương trình hỗ trợ thiết bị đãgiúp rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền, đảm bảo mọi học sinh đều có cơhội tiếp cận tri thức bằng công nghệ.
Với những kết quả bước đầu, ngành Giáo dụctỉnh Điện Biên đã và đang xây dựng được nền tảng tương đối vững chắc để thực hiệncác nhiệm vụ trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.