Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Uống nước nhớ nguồn
Báo Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Uống nước nhớ nguồn.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương tới thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) chiều 15/7. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng
Môĩnăm vào tháng Bảy, nhân dânta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước,các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh-những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Ngày27 tháng 7 hằng năm cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thể hiệnlòng biết ơn sâu nặngtới gia đình người có công với cách mạng. Truyền thống cao đẹp "uống nướcnhớ nguồn" đã trở thành sợi dây thiêng liêng kết nối các thế hệ người ViệtNam, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để toàn dân tộc đoàn kết, vượt qua mọikhó khăn, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với nhữnghy sinh, cống hiến to lớn của lớplớp cácthế hệ cha anh đi trước.
Lịch sử hơn 4.000 năm của dân tộc ViệtNam là bản trường ca bất diệt của lòng yêu nước, của ý chí quật cường và tinhthần đâútranh bất khuất, là sự tri ân của những người đang sống với nhữngngười đã hiến dâng cuộc đời cho non sông đất nước. Trải qua các cuộc chiến tranh giữ nước đâỳgian khổ và hy sinh, từ thời đại Hùng Vương dựng nước cho đến các cuộc khángchiến chống ngoại xâm đầy gian khó,dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền, chưa bao giờ lùi bướctrước hiểm họa xâm lăng. Đặc biệt, trong hơn95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 nămNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên, cho đất nước đượcđộc lập, hòa bình, thống nhất, chonhân dân được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc, hướng tới phồn vinh, thịnh vượng,hùng cường.
Chúng ta không thể có ngày hôm nay, không thể có một Việt Nam đổi mới, phát triển, hội nhập sâu rộng nếu không có mồ hôi, máu xương của bao thế hệchiến sĩ cách mạng, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhữngngười mẹ, người cha sẵn sàng động viên con cháu ra trận và giành phần khó khăn, gian khổ, mất mát về mình vơítinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “tất cả vì tiền tuyến”. Cùng vơícha ông, hơn 1,2 triệu liệt sỹ, 9,2 triệu người có công với cáchmạng và thân nhân người có công trên toàn quốc hiện nay, tất cả Họ là linh hồn bất tử của dân tộc, là biểu tượngcao đẹp nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Hơn 3 ngànnghĩa trang liệt sỹ, hơn 4 ngàn công trình ghi công các liệt sỹ trên cảnước là những ngọn đuốc luôn thắp sáng chiến công và tưởng nhớ các anh hùng liệtsỹ; hơn 100 triệu con tim người Việt là nguồn tình cảm dạt dào, thấm đẫmđạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớngười trồng cây” dành cho những người có công với nước.
Bác Hồ từng căn dặn:"Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình... Đảng,Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồngthời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tựlực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ ở mỗi địa phương, cần xây dựng vườn hoa vàbia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinhthần yêu nước cho Nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩmà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡcho họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Thực hiện lời Bác dạy, nhiều chính sách ưuđãi đã được ban hành, rất nhiều ngôi nhà tình nghĩa, quà tặng 27/7 đã đến vơícác thương binh, gia đình liệt sĩ,người có công trên mọi miền đất nước. Chỉ thị số 14/CT-TW ngày 17/07/2017 của Ban Bí thư về tiếptục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với Cách mạng;Nghị quyết số 42 NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếptục đổi mới, nâng cao chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng...là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là đạo lý, là tình cảm, làtấm lòng tri ân của nhân dân, củaĐảng, Nhà nước đối với những người đã “tận trung với nước, tận hiêúvới dân” hết lòng phụng sự đấtnước, phục vụ nhân dân.
Để tiếp tục làm theo truyền thống dân tộc, theo lời Bác dạy,thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ,gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chúng ta cần tiếp tục tậptrung thực hiện một số công việc sau đây:
Thứ nhất: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo củacác cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội trong công tác chăm lo, bảo vệ quyềnlợi chính đáng của người có công. Bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chínhsách ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, người có công và thân nhân người có công, gia đình chính sáchkhông để xảy ra sai sót, chậm trễ hay hình thức.
Thứhai: Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật vềngười có công theo hướng công bằng, minh bạch, đúng đối tượng, đồng thời mở rộngdiện chính sách đối với những người có đóng góp thực sự nhưng chưa được ghi nhậnđúng mức. Ưu tiên cải cách thủ tục hành chính trong xác nhận và giải quyết chếđộ cho những người có đóng góp chosự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, pháttriển Chủ nghĩa xã hội.
Thứba: Tậptrung nguồn lực để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công, nhất là tạicác địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứcách mạng, vùng kháng chiến trước đây. Đẩy mạnh chương trình đền ơn đáp nghĩa như xây dựng, sửa chữa nhàtình nghĩa, hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng, đào tạo nghề và tạo việc làm bền vữngcho con em người có công.
Thứtư:Phát huy mạnh mẽ vai trò kiểmtra, giámsát, kiến tạocủa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân trong việc thực hiệnchính sách đối với thương binh,liệt sỹ,người có công; đồng thời phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm những hành vi trục lợi,gian dối trong kê khai hồ sơ đểhưởng ưu đãi trong chính sách xã hội.
Thứ năm: Đẩy mạnh tuyêntruyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tri ân người có công trong toàn xã hội,nhất là trong thế hệ trẻ; lồng ghép hiệu quả vào chương trình giáo dục chính trịtư tưởng, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, cơ quan, đơn vị. Nâng cao nhậnthức và trách nhiệm công dân trong thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,“đềnơn đáp nghĩa”.
Thứsáu: Ứng dụng công nghệ số,xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về người có công với cách mạng để quản lý,theo dõi, đánh giá chính sách một cách chính xác, đồng bộ và minh bạch. Kết nôíliên thông giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương nhằm phục vụ người dânthuận tiện và hiệu quả hơn. Ứngdụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ,xác định danh tính liệt sỹ còn thiếu thông tin.
Thứ bảy:Tổ chức tốt các hoạt động tri ân, tưởng niệm, thăm hỏi, tôn vinh người có côngvới cách mạng một cách thiết thực, chu đáo, tránh hình thức, lãng phí. Phát độngcác phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc người có công” gắn vơíxây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, quốc phòng, an ninh toàn dân và an sinh xã hội bền vững.
Cácnhiệm vụ nêu trên cần được cụ thể hóa thành chương trình hành động của từng địaphương, làng xã, tổ dân phố,từng ngành, từng cơ quan đoàn thể, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thể hiệnsâu sắc lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những hy sinh to lớncủa các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng./.
Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/bai-viet-cua-tong-bi-thu-to-lam-uong-nuoc-nho-nguon.html