Ballet Hồ Thiên Nga và cuộc đấu tranh giữa thiện - ác

Vở ballet Hồ Thiên Nga được ví như cuộc đấu tranh luôn hiện hữu trong đời sống xã hội, giữa cái thiện và cái ác, tồn tại như bản ngã con người.

Tối 14/7, tại Nhà hát Hồ Gươm, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) đã biểu diễn vở ballet Hồ Thiên Nga - một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ, nổi tiếng thế giới của nhà soạn nhạc vĩ đại Tchaikovsky.

Tại Việt Nam, vở Hồ Thiên Nga được trình diễn một cách đầy đủ lần đầu tiên vào năm 1985 dưới sự dàn dựng của chuyên gia Nga.

Năm 2019, vở Hồ Thiên Nga tiếp tục được VNOB đầu tư dàn dựng, ra mắt công chúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà hát.

 Múa ballet với cách kể chuyện thông qua ngôn ngữ hình thể tuyệt đẹp cùng nghệ thuật biên đạo đầy sáng tạo đang mở ra một khung cảnh kỳ diệu.

Múa ballet với cách kể chuyện thông qua ngôn ngữ hình thể tuyệt đẹp cùng nghệ thuật biên đạo đầy sáng tạo đang mở ra một khung cảnh kỳ diệu.

Sau 5 năm, kiệt tác thế giới này tiếp tục được VNOB đưa trở lại trên sân khấu Việt Nam cùng dàn nghệ sĩ ballet trẻ tài năng.

Đây vở ballet đầy đủ 4 màn cùng dàn nhạc giao hưởng. Phiên bản lần này NSƯT Lưu Thu Lan dàn dựng hài hòa giữa phiên bản Kirov của Nga và phiên bản của Royal ballet.

Hướng tới tính thẩm mỹ phù hợp với cơ thể của diễn viên Việt Nam, thời lượng và cách kể chuyện súc tích thông qua nghệ thuật cử chỉ và mime của bộ môn múa ballet.

 NSƯT Thu Hằng trong vai Odette cũng đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn để thể hiện sự dịu dàng, thanh khiết khi phải hóa thân thành nàng Thiên Nga Trắng.

NSƯT Thu Hằng trong vai Odette cũng đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn để thể hiện sự dịu dàng, thanh khiết khi phải hóa thân thành nàng Thiên Nga Trắng.

Câu chuyện được mở ra đầy kịch tính khi một cô gái xinh đẹp như nàng Odette lại bị ác quỷ nửa người, nửa cú - Rothbart biến thành Thiên Nga. Nội dung của vở ballet kể về tình yêu vĩnh cửu giữa hoàng tử Siegfried và công chúa Odette - người bị biến thành Thiên Nga bởi phép thuật của phù thủy Rothbart.

Tình yêu của họ trải qua nhiều thử thách, trong đó có sự quyến rũ của Odile, con gái Rothbart. Cuối cùng, Siegfried và Odette đã hy sinh để thoát khỏi lời nguyền và đạt được tình yêu vĩnh cửu.

Trong mô-típ của mỗi câu chuyện cổ tích, những nhân vật hiền lành, đẹp đẽ thưởng bị ganh tị và áp bức.

Nàng Odette ngây thơ, dịu dàng, hiện thân cho ánh sáng, còn Rothbart lại hiện thân cho sự xấu xa, của bóng tối và sự trả thù. Câu chuyện được đẩy lên cao trào một cách mạnh mẽ khi Rothbart - lại là con ác quỷ đó, chen ngang. Hắn bầy ra cái bẫy để lừa hoàng tử Siegfried khiến chàng không thể phá bỏ lời nguyền cho bầy Thiên Nga.

 Nghệ sĩ Lan Nhi, vai Thiên Nga Đen.

Nghệ sĩ Lan Nhi, vai Thiên Nga Đen.

Múa ballet với cách kể chuyện thông qua ngôn ngữ hình thể tuyệt đẹp cùng nghệ thuật biên đạo đầy sáng tạo đang mở ra một khung cảnh kỳ diệu.

NSƯT Thu Hằng trong vai Odette cũng đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn để thể hiện sự dịu dàng, thanh khiết khi phải hóa thân thành nàng Thiên Nga Trắng kiều diễm.

Các bước nhảy của Thu Hằng mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát như những cánh Thiên Nga lướt trên mặt hồ. Động tác arabesque của nghệ sĩ đạt đến độ hoàn mỹ với đôi chân thẳng tắp và đôi tay mềm mại, tạo nên những đường cong tuyệt mỹ. Kỹ thuật pirouette của nghệ sĩ cũng đáng kinh ngạc, xoay tròn nhiều lần một cách mượt mà và duyên dáng.

 Dàn nhạc dưới sự chỉ huy tài ba của nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, tạo nên một không gian đầy mê hoặc và cảm xúc.

Dàn nhạc dưới sự chỉ huy tài ba của nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, tạo nên một không gian đầy mê hoặc và cảm xúc.

Trái ngược với hình ảnh Thiên Nga Trắng thuần khiết, Lan Nhi trong vai Thiên Nga Đen đã thể hiện những động tác mạnh mẽ và quyến rũ. Kỹ thuật fouette của cô đầy uy lực với những cú xoay tròn nhanh và chính xác, thể hiện sự điêu luyện và đầy kịch tính. Những động tác grand jeté của Lan Nhi cũng rất ấn tượng, với những bước nhảy cao và dứt khoát, tạo nên hình ảnh Thiên Nga Đen đầy quyền lực và mê hoặc.

NSƯT Phan Mạnh Đức - Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam cho biết: “Trong Hồ Thiên Nga, cái thiện và cái ác luôn song hành, tồn tại như bản ngã của con người, tựa như cuộc đấu tranh luôn hiện hữu trong đời sống xã hội. Chỉ có tình yêu và lý tưởng sống cao đẹp mới là cánh cổng dẫn con người vượt qua nghịch cảnh, đến với tình yêu vĩnh cửu.

Vì lẽ đó, Hồ Thiên Nga luôn được khán giả chào đón dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Việc đưa kiệt tác ballet này trở lại sàn diễn là để đáp ứng niềm mong mỏi được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả tại Việt Nam”.

Trần Hòa

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ballet-ho-thien-nga-va-cuoc-dau-tranh-giua-thien-ac-post691726.html