Bạn có chủ quan trước dấu hiệu mà cơ thể đang lên tiếng?
Tâm lý chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể khiến không ít người phải sống chung với cơn đau nhức xương khớp. Kéo theo đó, sinh hoạt hàng ngày bị giới hạn, chất lượng sống bị ảnh hưởng.
Mải mê công việc, bỏ quên sức khỏe
Khoảng 3 năm qua, chị Trần Thị Thục Anh (42 tuổi, giảng viên, ngụ Đồng Nai) xuất hiện các cơn đau mơ hồ vùng cột sống lưng và đầu gối. Chị cho rằng đây là dấu hiệu phổ biến với những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót nên không quá để tâm. Nhiều đồng nghiệp nữ của chị Thục Anh cũng có dấu hiệu tương tự.
Tuy nhiên gần đây, các cơn đau tăng dần và kéo dài, nhất là khi lên xuống cầu thang, thuốc giảm đau cũng không còn tác dụng. Sức khỏe suy giảm, không thể tập trung cho công việc, chị Thục Anh quyết định lên TP HCM khám chuyên khoa xương khớp.
Kết quả chụp Xquang, đo mật độ xương cho thấy chị bị thoái hóa khớp gối và loãng xương, quá trình điều trị sẽ kéo dài nhưng không thể dứt điểm hoàn toàn. "Tôi không nghĩ bệnh loãng xương và thoái hóa khớp lại đến sớm như vậy. Tôi luôn dặn mẹ phải bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ để tránh loãng xương người già nhưng lại chủ quan với triệu chứng âm ỉ của cơ thể mình", người phụ nữ chia sẻ.
Bà Nguyễn Thiên Vân (67 tuổi, ngụ Quảng Nam) sống chung với đau xương khớp suốt một thời gian dài nhưng không điều trị. Bà thường mua thuốc ngoài tiệm uống mỗi khi cơn đau hành hạ.
Trong một đợt khám sức khỏe cộng đồng, bà được chẩn đoán loãng xương mức độ nặng, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, rất khó phục hồi. Theo các chuyên gia, khoảng 80-90% phụ nữ tuổi trung niên (giai đoạn tiền mãn kinh khoảng 42-50 tuổi) có các triệu chứng về cơ xương khớp (1).
Triệu chứng đau mỏi các khớp thường mơ hồ và tăng dần khi đi lại nhiều. Đôi khi những dấu hiệu trên giảm dần nên người bệnh không nhận ra cơ thể đang "báo động". Tình trạng trên lại càng nặng nề hơn khi người bệnh bị loãng xương.
PGS-TS-BS Vũ Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương HN dẫn chứng, tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi trở lên thì 1 người có nguy cơ loãng xương, rất đáng báo động. Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 3,6 triệu người mắc bệnh loãng xương và dự báo có thể tăng lên 4,5 triệu người vào năm 2030, trong đó có đến 70-80% là nữ giới (2).
Cải thiện nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trung niên
Theo PGS-TS Lê Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Chủ tịch Hội Loãng xương TP HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở nữ giới nặng nề hơn nam giới.
Cụ thể, khối lượng xương và khung xương của phụ nữ nhỏ hơn, nữ giới có ít cơ hơn nên ảnh hưởng đến việc kích thích quá trình tạo xương, nữ ăn ít hơn nên không bảo đảm được nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
Hơn nữa, phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Ở thời kỳ này, nhu cầu canxi cho cơ thể cao hơn bình thường, rất dễ gặp hiện tượng mất xương nếu không bổ sung canxi đầy đủ.
Đáng chú ý, ở tuổi mãn kinh, nồng độ hormon sinh dục estrogen suy giảm đột ngột khiến tình trạng hủy xương ở phụ nữ xảy ra nhanh hơn. "Đây là điều khác biệt và là nguyên nhân chính khiến phụ nữ loãng xương sớm và nặng nề hơn nam giới", PGS Lê Anh Thư chia sẻ.
Ngay sau tuổi 30-35, quá trình hủy xương bắt đầu trội hơn quá trình tạo xương, các hốc xương bị hủy ngày càng lớn mà quá trình tạo xương không bù đắp được, làm cho mật độ xương giảm dần và cấu trúc xương bị hư hại.
Vì vậy, việc phòng ngừa loãng xương cần bắt đầu ngay từ khi còn trẻ, thay vì chờ đến khi cơ thể cảnh báo. Các biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhất đến từ lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống và vận động phù hợp.
Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy lượng canxi dung nạp trung bình từ bữa ăn hàng ngày của người Việt chỉ đạt 534,5 mg/ngày, thấp hơn khuyến nghị(3).
Do đó, cần hạn chế càng sớm càng tốt tình trạng trên bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi hoặc từ canxi dược phẩm. Thực phẩm giàu canxi gồm các loại rau màu xanh đậm, cá, các loại tôm tép, nghêu, sò, sữa và chế phẩm sữa, tôm, cua, ốc, cá, chế phẩm từ vỏ trứng, đậu nành, các loại hạt, rau mầu xanh, trái cây đậm màu..
Trong đó, sữa và chế phẩm sữa là nguồn cung cấp canxi và dưỡng chất quan trọng nhất cho con người. Sữa giàu canxi, đa vi chất, bao gồm collagen & MFGM (màng cầu chất béo sữa), không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện chức năng vận động và tăng cường sức khỏe cơ & xương.
Một lối sống lành mạnh cũng vô cùng cần thiết: Duy trì các động tác thể dục nhẹ nhàng, cân nặng hợp lý, dự phòng té ngã; Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê; Không lạm dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc chứa corticoid để điều trị các tình trạng đau xương khớp.
Đặc biệt, cần hình thành thói quen duy trì khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra mật độ xương. Thói quen này giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể, dự phòng và kiểm soát các bệnh lý mạn tính thường gặp như tiểu đường, béo phì, viêm khớp, huyết áp, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống ở tuổi trung niên...
Theo (PGS-TS-BS Lê Anh Thư) Trong một nghiên cứu gần đây với gần 100.000 người Việt Nam được tầm soát từ nhãn hàng Anlene của tập đoàn Fonterra, kết quả cho thấy có tới 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương & 27% đã loãng xương.
Đặc biệt, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 50 tuổi lên đến 33%, tương đương các nghiên cứu khác tại Viêt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích cực phòng ngừa và sớm chăm sóc sức khỏe xương. Sức khỏe là vàng, Hãy lắng nghe cơ thể bạn, cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, mọi sự thay đổi trong cơ thể đều cần được giải thích một cách khoa học. Việc tầm soát sức khỏe chung và sức khỏe hệ Cơ Xương Khớp định kỳ có thể giúp bạn hiểu rõ sức khỏe và tình trạng cơ xương khớp của mình để chủ động có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn ngay hôm nay!