Bản tin 23/12: Những tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần biết
Những tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần biết; Du lịch Việt: 'Bước chạy đà' cho một năm tăng tốc ấn tượng...
Những tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần biết
Để giúp thí sinh linh hoạt hơn trong việc định hướng nghề nghiệp và xây dựng lộ trình đại học cho tương lai, từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ được điều chỉnh với mục tiêu gia tăng sự lựa chọn cho thí sinh.
Theo Sức khỏe & Đời sống bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh sẽ phải thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn sau: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ
Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Với số môn và cách chọn như trên, có tới 36 cách chọn môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thí sinh có thể xem xét tổ hợp môn xét tuyển thi tốt nghiệp THPT 2025 phù hợp với các trường mà thí sinh mong muốn ứng tuyển.
36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo chương trình mới:
Du lịch Việt: "Bước chạy đà" cho một năm tăng tốc ấn tượng
Du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn khởi sắc mạnh mẽ, ghi nhận những con số ấn tượng trong năm 2024.
Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế, tiến sát mục tiêu 17 triệu lượt của cả năm. Riêng tháng 11, lượng khách quốc tế đạt kỷ lục 1,7 triệu lượt cao nhất từ đầu năm, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, du lịch nội địa cũng không kém phần sôi động, phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách sau 11 tháng.
Đáng chú ý, nhiều địa phương trọng điểm như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Bình, Ninh Thuận và Thanh Hóa đã vượt chỉ tiêu đón khách từ 2-3 tháng, minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Thành công này không chỉ đến từ nỗ lực tổ chức các chương trình kích cầu du lịch hiệu quả mà còn nhờ những chính sách mở cửa linh hoạt của chính phủ.
Giải pháp nào thích ứng với già hóa dân số?
Tỉ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người cao tuổi là người từ 70 tuổi trở lên. Một số nước như Đức, Mỹ… quy định người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Việt Nam quy định người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên.
Còn theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), một nước sẽ bước vào giai đoạn "bắt đầu già" khi dân số cao tuổi chiếm 10% tổng số dân và giai đoạn "già" khi người cao tuổi chiếm 20% tổng số dân.
Già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời đòi hỏi quốc gia thực hiện những thay đổi trong nền kinh tế.
Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...
Trúc Chi (t/h)