Bản tin y tế ngày 18/1: Số ca mắc Covid tăng lên 41, chỉ còn 3 bệnh nhân nặng
Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 18/1 của Bộ Y tế cho biết, có 41 ca mắc Covid-19, trong ngày tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân Covid-19 tử vong, hiện chỉ còn 3 ca nặng đang thở oxy.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.254 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.481 ca nhiễm).
Tình hình điều trị Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 74 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.612.220 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 3 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 3 ca
Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca
Thở máy không xâm lấn: 0 ca
Thở máy xâm lấn: 0 ca
ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
Ngày 17/01 ghi nhận 0 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine Covid-19
Trong ngày 17/01 có 38.822 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 265.995.269 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.634.310 liều: Mũi 1 là 71.081.982 liều; Mũi 2 là 68.699.663 liều; Mũi bổ sung là 14.534.326 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.851.271 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.467.068 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.892.893 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.064 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.808.005 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.468.066 liều: Mũi 1 là 10.245.228 liều; Mũi 2 là 8.222.838 liều.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Varicella virus gây ra. Bệnh có xu hướng gia tăng vào những tháng đầu xuân, đầu hè. Thời tiết giao mùa là yếu tố khiến bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc bệnh tăng cao và 90% người bị nhiễm bệnh thủy đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.
Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
- Ở giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
- Ở giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu.
Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
- Ở giai đoạn toàn phát
Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống.
Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
- Ở giai đoạn hồi phục
Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng.
Cần làm gì khi mắc thủy đậu?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Là bệnh lành tính do vậy có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ. Để bệnh nhanh thuyên giảm và an toàn khi điều trị, cần lưu ý khi điều trị tại nhà:
- Người bệnh nên mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều. Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
- Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
- Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời. Cần chủ động cách ly, tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
- Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
- Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.