Bạn trẻ chung tay 'thả cá đừng thả túi nilon' ngày cúng ông Công ông Táo

Cá chép không chỉ là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời mà còn là biểu tượng của sự thăng tiến, phát tài và may mắn trong văn hóa dân gian. Cứ vào dịp này hàng năm, giới trẻ Thủ đô lại chung tay hỗ trợ người dân thả cá để giữ lại túi nilon, tuyên truyền bảo vệ môi trường.

 Sáng nay (21/1) tức 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn, nhiều bạn trẻ đã tập trung trên cầu Long Biên để chuẩn bị công việc hỗ trợ người dân thả cá và tro nhang sau khi cúng ông Công ông Táo.

Sáng nay (21/1) tức 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn, nhiều bạn trẻ đã tập trung trên cầu Long Biên để chuẩn bị công việc hỗ trợ người dân thả cá và tro nhang sau khi cúng ông Công ông Táo.

 Năm nay, nhóm bạn trẻ mang tên "cá chép" tiếp tục thực hiện chương trình "Đường Táo quân", huy động được hơn 100 tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá, thu gom túi nilon và tàn hương, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.

Năm nay, nhóm bạn trẻ mang tên "cá chép" tiếp tục thực hiện chương trình "Đường Táo quân", huy động được hơn 100 tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên hỗ trợ người dân thả cá, thu gom túi nilon và tàn hương, qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.

 Dọc khu vực cầu, nhiều tình nguyện viên đã chờ sẵn để hỗ trợ, nhắc nhở người dân cách thả cá chép an toàn, không gây ảnh hưởng môi trường và an toàn giao thông.

Dọc khu vực cầu, nhiều tình nguyện viên đã chờ sẵn để hỗ trợ, nhắc nhở người dân cách thả cá chép an toàn, không gây ảnh hưởng môi trường và an toàn giao thông.

 Một bạn trẻ đang hướng dẫn người dân đi thả cá đảm bảo an toàn giao thông trên cầu.

Một bạn trẻ đang hướng dẫn người dân đi thả cá đảm bảo an toàn giao thông trên cầu.

 Sau khi thả cá, cần thu gom túi nilon và bỏ đúng nơi quy định. Việc bỏ lại túi nilon hoặc xả rác bừa bãi vào nước gây hại môi trường và đi ngược lại ý nghĩa tốt đẹp của việc thả cá.

Sau khi thả cá, cần thu gom túi nilon và bỏ đúng nơi quy định. Việc bỏ lại túi nilon hoặc xả rác bừa bãi vào nước gây hại môi trường và đi ngược lại ý nghĩa tốt đẹp của việc thả cá.

 Những người dân đi xe máy mang cá chép đến cầu Long Biên được đội tình nguyện viên đón lấy cá chép, rồi đổ vào trong một xô nhựa có dây dài để thả xuống sông Hồng.

Những người dân đi xe máy mang cá chép đến cầu Long Biên được đội tình nguyện viên đón lấy cá chép, rồi đổ vào trong một xô nhựa có dây dài để thả xuống sông Hồng.

 Người dân đi thả cá chép không phải dừng xe lâu trên cầu để tự thả cá, gây mất an toàn giao thông.

Người dân đi thả cá chép không phải dừng xe lâu trên cầu để tự thả cá, gây mất an toàn giao thông.

 Nhờ có sự hỗ trợ này, cá cũng không được trút từ thành cầu xuống sông từ độ cao khiến cá khó sống sót.

Nhờ có sự hỗ trợ này, cá cũng không được trút từ thành cầu xuống sông từ độ cao khiến cá khó sống sót.

 Phong tục thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời là một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Hình ảnh được du khách nước ngoài thích thú ghi lại.

Phong tục thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời là một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Hình ảnh được du khách nước ngoài thích thú ghi lại.

 Bạn Việt - sinh viên trường ĐH Xây dựng đang sắp xếp lại các lọ hoa, bát nhang do người dân gửi để thu gom bảo vệ môi trường.

Bạn Việt - sinh viên trường ĐH Xây dựng đang sắp xếp lại các lọ hoa, bát nhang do người dân gửi để thu gom bảo vệ môi trường.

 Các bạn trẻ tình nguyện trong giờ nghỉ ăn trưa phía dưới cây cầu Long Biên hơn 100 năm tuổi.

Các bạn trẻ tình nguyện trong giờ nghỉ ăn trưa phía dưới cây cầu Long Biên hơn 100 năm tuổi.

Hoàng Mạnh Thắng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ban-tre-chung-tay-tha-ca-dung-tha-tui-nilon-ngay-cung-ong-cong-ong-tao-post1711232.tpo