Bằng chứng hiếm hoi các vụ hỗn chiến giữa quái vật cổ đại

Trong thời đại Megalodon, cá mập cổ đại săn bắt tất cả các loại sinh vật, bao gồm cả đồng loại, theo một nghiên cứu mới dựa trên bộ hóa thạch quý hiếm.

Trong phát hiện hóa thạch mới, các nhà nghiên cứu và thợ săn hóa thạch nghiệp dư Mỹ đã phát hiện ra một bộ hóa thạch đốt sống cổ của loài cá mập cổ đại hiện đã tuyệt chủng.

Trong phát hiện hóa thạch mới, các nhà nghiên cứu và thợ săn hóa thạch nghiệp dư Mỹ đã phát hiện ra một bộ hóa thạch đốt sống cổ của loài cá mập cổ đại hiện đã tuyệt chủng.

Bộ hóa thạch ở vùng đốt sống đều được bao phủ bởi vết cá mập cắn, trong đó bộ hóa thạch còn sót cả răng cá mập nhọn khác loài nhô ra bên trong. Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này đáng để quan tâm nhiều hơn.

Bộ hóa thạch ở vùng đốt sống đều được bao phủ bởi vết cá mập cắn, trong đó bộ hóa thạch còn sót cả răng cá mập nhọn khác loài nhô ra bên trong. Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này đáng để quan tâm nhiều hơn.

Những khám phá cho thấy hàng triệu năm trước, những con cá mập cổ đại đã nuốt chửng những con cá mập đồng loại ở vùng mà ngày nay gọi là Bờ Đông Hoa Kỳ.

Những khám phá cho thấy hàng triệu năm trước, những con cá mập cổ đại đã nuốt chửng những con cá mập đồng loại ở vùng mà ngày nay gọi là Bờ Đông Hoa Kỳ.

Đồng nghiên cứu Victor Perez, giám đốc cổ sinh vật học tại Bảo tàng Hải dương học Calvert ở Solomons, Maryland cho biết: “Cá mập cổ đại đã săn mồi lẫn nhau trong hàng triệu năm, nhưng những tương tác này hiếm khi được nghiên cứu đầy đủ”.

Đồng nghiên cứu Victor Perez, giám đốc cổ sinh vật học tại Bảo tàng Hải dương học Calvert ở Solomons, Maryland cho biết: “Cá mập cổ đại đã săn mồi lẫn nhau trong hàng triệu năm, nhưng những tương tác này hiếm khi được nghiên cứu đầy đủ”.

Trong phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bộ hóa thạch cá mập cổ đại được tìm thấy tại Vách đá Calvert trên bờ biển Maryland. Bộ hóa thạch này niên đại từ kỷ Neogen (23,03 triệu đến 2,58 triệu năm trước), thời kỳ mà megalodon ( Otodus megalodon ), loài cá mập lớn nhất thế giới được ghi nhận rình rập các vùng biển.

Trong phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bộ hóa thạch cá mập cổ đại được tìm thấy tại Vách đá Calvert trên bờ biển Maryland. Bộ hóa thạch này niên đại từ kỷ Neogen (23,03 triệu đến 2,58 triệu năm trước), thời kỳ mà megalodon ( Otodus megalodon ), loài cá mập lớn nhất thế giới được ghi nhận rình rập các vùng biển.

Theo phỏng đoán, thì con có mập có thể đến từ một cuộc tấn công, khi bộ hóa thạch con vật này vẫn còn sót hai chiếc răng dài gần 1,5 inch (4 cm) nhô ra khỏi đốt sống cổ, cho thấy rằng con cá mập đã chết sau cuộc chạm trán.

Theo phỏng đoán, thì con có mập có thể đến từ một cuộc tấn công, khi bộ hóa thạch con vật này vẫn còn sót hai chiếc răng dài gần 1,5 inch (4 cm) nhô ra khỏi đốt sống cổ, cho thấy rằng con cá mập đã chết sau cuộc chạm trán.

Một phân tích xương cho thấy nạn nhân là loài cá mập cổ đại chondrichth yans. Còn hóa thạch hai chiếc răng là của cá mập thuộc họ Carcharhinidae, thuộc một trong hai chi: Carcharhinus hoặc Negaprion.

Một phân tích xương cho thấy nạn nhân là loài cá mập cổ đại chondrichth yans. Còn hóa thạch hai chiếc răng là của cá mập thuộc họ Carcharhinidae, thuộc một trong hai chi: Carcharhinus hoặc Negaprion.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bang-chung-hiem-hoi-cac-vu-hon-chien-giua-quai-vat-co-dai-1646980.html