Bánh cáy làng Nguyễn - Đặc sản ẩm thực quê lúa 'chị Hai năm tấn'

Về miền quê lúa Thái Bình, người ta thường nhắc tới thức quà đặc sản - Bánh cáy. Vị thơm nồng mùi gừng và độ dẻo của bánh làm cho người thưởng thức nhớ mãi không quên.

Bánh cáy, loại bánh trở thành đặc sản, biểu tượng văn hóa ẩm thực của Thái Bình. Loại bánh này có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.

Tên gọi bánh cáy ắt hẳn khiến nhiều người lầm tưởng loại bánh này được làm từ con cáy. Nhưng thực chất, bắt nguồn từ chính hạt nếp vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ hoặc ướp với quả dành dành đồ xôi, rồi đem ép dẻo, xắt hạt lựu phơi khô, có màu vàng giống trứng con cáy.

 Bánh cáy, loại bánh trở thành đặc sản, biểu tượng văn hóa ẩm thực của Thái Bình.

Bánh cáy, loại bánh trở thành đặc sản, biểu tượng văn hóa ẩm thực của Thái Bình.

Bánh cáy ngon chỉ khi vừa đủ độ dẻo của gạo nếp, bùi bùi của lạc vừng, thơm nồng của gừng già. Cắn miếng biếng cáy hòa quyện vị ngọt nhẹ, hơi tê cay vị gừng nơi đầu lưỡi, nhấp thêm chén trà xanh tươi dưới tiết thu dịu mát thì quả là mỹ vị nhân gian. Chẳng thế mà từ xa xưa, món bánh này được dâng lên vua Hiển Tông và còn được gọi là bánh tiến vua.

Qua thời gian, bánh cáy đã trở thành đặc sản miền quê lúa, một thức quà quê nhưng lại có sức hút kỳ lạ. Nhiều người khi xa đất mẹ, chỉ đơn giản thèm một miếng bánh cáy với ly trà nóng lại khiến họ ấm lòng đến thế.

 Hiện ở làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình có hàng trăm hộ sản xuất bánh cáy.

Hiện ở làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình có hàng trăm hộ sản xuất bánh cáy.

Hiện ở làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình, có hàng trăm hộ sản xuất bánh cáy. Mỗi gia đình lại có một chất riêng trong việc làm bánh nhưng tựu chung đều cùng một tổ nghề. Xã hội càng phát triển càng xuất hiện thêm nhiều loại bánh hiện đại, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đó cũng là sự khó khăn cho việc gìn giữ, phát triển những loại bánh cổ truyền, đặc trưng như bánh cáy.

 Từ khâu pha chế nguyên liệu đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng công đoạn làm bánh được người dân chú trọng.

Từ khâu pha chế nguyên liệu đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng công đoạn làm bánh được người dân chú trọng.

Tuy nhiên, người làng Nguyễn không vì lẽ đó mà chạy theo lợi nhuận. Họ vẫn chú trọng đặt chất lượng bánh lên hàng đầu, từ khâu pha chế nguyên liệu đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng công đoạn làm bánh.

Để sản xuất ra thức quà đặc sản, biểu tượng của quê hương "chị Hai năm tấn", những người thợ hẳn rất dụng tâm, để các thực khách một lần thưởng thức bánh cáy đều nhớ mãi không quên.

Thanh Hoài

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/banh-cay-lang-nguyen--dac-san-am-thuc-que-lua-chi-hai-nam-tan-post265901.html