Bánh Trung thu cổ truyền - Câu chuyện sum vầy trọn đêm trăng

Rằm tháng 8, với niềm đau đáu về việc giữ lửa và lan tỏa ẩm thực truyền thống, giảng viên Lưu Huỳnh Châu luôn chăm chút cho từng chiếc bánh trung thu truyền thống.

Lưu giữ truyền thống qua những tinh hoa Bắc Bộ

Trung thu là thời điểm sum họp, tề tựu bên gia đình, đây là một trong những nét đẹp xưa của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung. Mỗi dịp trung thu đến, những người con đất Việt sẽ tìm về những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, đó là lễ trông trăng, lễ hội đèn lồng, lễ hội múa lân và đâu đó là những câu chuyện sum vầy trọn đêm trăng. Và nhắc đến Trung thu, người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh trung thu cổ truyền.

Giảng viên Lưu Huỳnh Châu - Người “thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu truyền thống”.

Giảng viên Lưu Huỳnh Châu - Người “thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu truyền thống”.

Bánh Trung thu là sự giao thoa giữa những tinh hoa, sản vật của nền văn minh lúa nước. Bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam thường có nhân thập cẩm gồm: mỡ đường, hạt dưa, lá chanh, lạp xưởng mứt bí, mứt sen, vừng rang… trộn với rượu Mai Quế Lộ và mạch nha. Những nguyên liệu này và dáng vẻ tròn vành vạnh của chiếc bánh mang ý nghĩa cầu mong mùa màng mưa thuận gió hòa, bội thu nông sản, và cầu mong một sự đoàn tụ gia đình.

Về bánh trung thu, bếp trưởng Lưu Huỳnh Châu có không ít những thành tựu trong nghề đã có những chia sẻ: “Trải qua sự biến thiên đi cùng thời đại, bánh trung thu ít nhiều đã có những thay đổi, nhưng trên thực tế những nét xưa, những ý nghĩa cũ vẫn còn đó. Và người làm bánh để tạo lên sự đặc sắc trong mỗi chiếc bánh thì cần đặt cái tâm vào cả quá trình”.

Bánh Trung thu là sự giao thoa giữa những tinh hoa, sản vật của Bắc Bộ.

Bánh Trung thu là sự giao thoa giữa những tinh hoa, sản vật của Bắc Bộ.

Ngoài việc điều hành bếp cho chuỗi khách sạn 5 sao, Lưu Huỳnh Châu còn được biết đến với vai trò là giảng viên chuyên ngành chế biến món ăn. Hiện anh có trên 15 năm trong nghề đứng bếp. Với kinh nghiệm từ con số 0, từng bước trải qua các công việc từ phụ bếp, bếp chính, bếp trưởng cũng như có cơ hội trở giảng dạy tại một số trường đào tạo nấu ăn, anh Châu luôn nghĩ về ẩm thực Việt với những tinh hoa cần được cất giữ và lưu truyền.

Có thể thấy, việc bảo tồn giá trị truyền thống của bánh trung thu và ẩm thực Việt Nam là rất quan trọng. Bánh trung thu không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần văn hóa của người Việt Nam, cần được giữ gìn và phát triển.

Người giữ hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền

Với tình yêu và niềm đam mê đối với ẩm thực Việt, anh Châu đã tìm hiểu sâu rộng về văn hóa và các món ăn đặc trưng của quê hương. Anh nhận thấy rằng, ẩm thực Việt Nam là một kho tàng phong phú, mỗi món ăn mang nét đặc trưng riêng. Điều này đã thúc đẩy anh quyết tâm trở thành một Bếp trưởng chuyên nghiệp nhằm đưa hương vị truyền thống đến với nhiều thực khách hơn.

Giảng viên Lưu Huỳnh Châu đứng thứ 3 từ trái qua hướng dẫn các học trò chế biến món ăn.

Giảng viên Lưu Huỳnh Châu đứng thứ 3 từ trái qua hướng dẫn các học trò chế biến món ăn.

Để tạo ra những bánh thủ công handmade, anh Châu luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu theo tiêu chuẩn cao cấp. Các loại bánh trung thu của anh được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ các làng nghề truyền thống.

Trong mùa trung thu năm nay, anh Châu mang đến những chiếc bánh dẻo và bánh nướng truyền thống, với các loại nhân phong phú như nhân thập cẩm, đậu xanh, hạt sen, khoai môn, trà xanh, lá dứa... Mỗi loại nhân bánh và trứng muối bên trong đều được anh nhào nặn và chế biến tỉ mỉ theo công thức riêng biệt.

Nhờ vào việc lựa chọn kỹ càng nguyên liệu, bánh trung thu của anh Lưu Huỳnh Châu mang đến hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hơn nữa, quy trình chế biến bánh được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các loại đồ dùng và máy móc hiện đại để đảm bảo chất lượng đồng đều.

Với mục tiêu của mình là lưu giữ và truyền bá tinh hoa ẩm thực Việt, anh Lưu Huỳnh Châu tạo ra những chiếc bánh trung thu thủ công độc đáo, chất lượng và đậm chất truyền thống. Ẩn sau từng lớp bánh mịn màng là hương vị cổ kính của quê hương, mang trong đó những hồi ức về một thời xa xưa.

Bằng niềm đam mê và tất cả tâm huyết, đầu bếp Lưu Huỳnh Châu hy vọng có thể truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai để tiếp tục lưu giữ và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc bảo tồn những giá trị truyền thống này không chỉ mang lại hơn nữa cho ẩm thực Việt Nam mà còn là một cách để truyền tải và gìn giữ linh hồn văn hóa của dân tộc.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/banh-trung-thu-co-truyen-cau-chuyen-sum-vay-tron-dem-trang-ar812975.html