Báo cáo tổng kết 30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội

Mục lục bài viết

A. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

I. Đặc điểm, tình hình:

II. Chức năng, nhiệm vụ:III- Cơ cấu tổ chức:IV- Hoạt động của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam:B. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢCC. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

Ngày 17/9/1990, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UB cho phép Giáo hội thành lập “Phân viên Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại số 73 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

A. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

I. Đặc điểm, tình hình:

– Địa điểm Trụ sở: Phòng 216, chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 02466.846.688.
– Email: Tapchincph@gmail.com
– Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội: Hòa thượng TS Thích Gia Quang

Sau ngày đất nước được độc lập thống nhất (1975), thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở hai miền Nam Bắc đều có Hội nghị hiệp thương để hình thành một tổ chức thống nhất chung của ngành giới mình trong phạm vi cả nước.

Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo, nhưng cũng có chung một niềm suy nghĩ theo hướng trên, đồng thời “Nguyện vọng thống nhất Phật giáo cả nước thành một tổ chức” đã xuất hiện từ những thập niên đầu của thế kỷ XX bằng phong trào “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” khởi đầu từ năm 1920. Phong trào này đã nhanh chóng lan rộng trong Phật giáo cả nước. Thành lập một tổ chức Phật giáo chung của cả nước để có sức mạnh hoạt động hoằng dương Phật pháp nhằm bảo tồn và phát huy nền đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc theo tinh thân từ bi – nhân ái – khoan hòa của đạo Phật Việt Nam đã tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam gần 2000 năm lịch sử.

– Thực hiện chủ trương đó, đầu năm 1980, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời, và gần 2 năm thực hiện công cuộc vận động, tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội “Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam trong cả nước được tổ chức và đã ra đời một tổ chức Phật giáo Việt Nam chung của cả nước, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (GHPGVN). GHPGVN sau khi thành lập đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn bằng Quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981 của Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng cho phép thành lập GHPGVN; Phê chuẩn Hiến chương hoạt động của Giáo hội. Với quyết định đó, GHPGVN được phép hoạt động trong phạm vi cả nước.

Sau khi thành lập, GHPGVN được phép mở Trường đào tạo tăng tài làm nòng cốt hoạt động của Giáo hội. Tháng 11/1981, Trường Cao cấp Phật học đầu tiên được thành lập, đồng thời Giáo hội cũng được phép tổ chức cơ sở Nghiên cứu Phật học. Tháng 10/1988, Giáo hội được phép Hội đồng Bộ trưởng (Văn bản số 1636-NC ngày 05/10/1988) cho thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và ủy quyền cho chính quyền địa phương ra Quyết định công nhận.

Ngày 01/02/1989, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Quyết định số 38/QĐ-UB cho phép Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại số 716 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau một năm hoạt động của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, GHPGVN nhận thấy cần phải thành lập một “Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại Hà Nội để vừa đảm bảo công tác nghiên cứu Phật học được thuận lợi, vừa đảm bảo ý nghĩa của chính sách tự do tôn giáo trong thời kỳ mở cửa của Nhà nước. Do vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quyết định thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Ngày 17/9/1990, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UB cho phép Giáo hội thành lập “Phân viên Nghiên cứu Phật học Việt Nam” đặt tại số 73 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

II. Chức năng, nhiệm vụ:

Từ phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Đạo pháp, – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội và chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam:.. .. “Hoằng dương Phật pháp, chấn hưng tư tưởng trong sáng và tích cực trong giáo lý đạo Phật, phát huy tính sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng pháp, khế hợp với tư tưởng của Chủ nghĩa xã hội Khoa học của thời đại”. ..Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam lấy những nguyên tắc này làm phương châm hoạt động của mình, trên cơ sở đó mà xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

1- Quy tụ các tăng, ni, phật tử và các nhà nghiên cứu Phật học ở các tỉnh phía Bắc, nhất là ở Thủ đô Hà Nội để: Nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch những tài liệu, Kinh sách nhằm phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tăng ni, phật tử; phục vụ công tác nghiên cứu Phật học của các ngành liên quan; đưa chính pháp của Đức Phật, giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo tới tăng ni, tín đồ, phật tử, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, một nền văn hóa đạo đức dân tộc giàu bản sắc và giảm thiểu các tai tệ nạn xã hội.

2- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho tăng, ni đã tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà Nội để phục vụ hoạt động trong lĩnh vực Phật giáo ở trong nước và công tác quốc tế của Phật giáo Việt Nam – góp phần vào việc nghiên cứu Phật học, Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới của ngành Khoa học Xã hội.

III- Cơ cấu tổ chức:

Từ chức năng nhiệm vụ nói trên, Phân viện Nghiên cứu Phật học có cơ cấu tổ chức thời kỳ đầu thành lập, như sau:

– 01 Ban Cố vấn
– 01 Ban Điều hành – 06 Ban Chuyên môn – 01 Thư viện – 01 Văn phòng – 01 Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Cụ thể:
a- Ban Cố vấn, gồm:

– Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận.
– Hòa thượng Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Thích Tâm Tịch.
– Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.

b- Ban Điều hành, gồm:

– Phân Viện trưởng: Hòa thượng Kim Cương Tử (sau đó là Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Gia Quang).
– Phân Viện phó: + Hòa thượng Thích Tâm Thông;
+ Hòa thượng Thích Thuận Đức;
+ Giáo sư sử học Hà Văn Tấn;
+ Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

+ Chánh Thư ký: + Thượng tọa Thích Gia Quang.
+ Phó thư ký: Cư sĩ Trần Khánh Dư.

c- 06 Ban Chuyên môn, gồm:

1- Ban Giáo lý Phật giáo.
2- Ban Đạo đức Phật giáo.
3- Ban Lịch sử Phật giáo.
4- Ban Văn hóa Phật giáo.
5- Ban Phật giáo thế giới.
6- Ban Xuất bản.
(Lúc đầu thành lập là 03 Ban: Ban Tư tưởng và Đạo đức Phật giáo do Hòa thượng Kim Cương Tử, Phân viện trưởng kiêm Trưởng ban; Ban Lịch sử và văn hóa Phật giáo do Giáo sư sử học Hà Văn Tấn, Phân viện phó kiêm Trưởng ban; Ban Xuất bản do Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phân viện Phó kiêm Trưởng ban).

d- Một Thư viện Phật học: Thượng tọa Thích Thanh Ninh.

e- Văn phòng Phân viện: Thượng tọa Thích Gia Quang (kiêm).

f- Tạp chí Nghiên cứu Phật học Việt Nam (Lúc đầu thành lập là “Nội san Nghiên cứu Phật học”, giấy phép do Bộ Văn hóa-Thông tin Thể thao và Du lịch cấp ngày 02/5/1991 (Giấy phép số 752/BC-GPXB)).

– Tổng Biên tập: Hòa thượng Kim Cương Tử, Phân viện trưởng kiêm.
– Phó Tổng Biên tập: Giáo sư Hà Văn Tấn (kiêm nhiệm).

Ngày 09/12/1995, Bộ Văn hóa-Thông tin đã cho phép nâng lên thành “Tạp chí Nghiên cứu Phật học” (Giấy phép số 3594/GPXB). Ngày 02/01/2002, Bộ Văn hóa – Thông tin cấp lại giấy phép hoạt động báo chí cho “Tạp chí Nghiên cứu Phật học” (Giấy phép số 01/GP-BVH ngày 02/01/2002) cho phép xuất bản 02 tháng/kỳ.

Thời kỳ đầu, Tạp chí có:
– Tổng Biên tập: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. (Lúc này Hòa thượng Thích Phổ Tuệ làm Phân viện Trưởng).
– Phó Tổng Biên tập:
+ Thượng tọa Thích Gia Quang
+ Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu.
+ Giáo sư Hà Văn Tấn.

IV- Hoạt động của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam:

Trong 30 năm hoạt động, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Phân viện Nghiên cứu Phật học đã thực hiện được những thành quả nổi bật như sau:

1.Biên dịch và xuất bản một số bộ Từ điển Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2008) làm công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu Phật học (vì cho đến thời điểm ra đời của Phân viện (1990) ở Việt Nam chưa có một bộ từ điển nào đây đủ đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu Phật học).

Ngoài ra, Phân viện NCPH VN tại Hà Nội biên soạn các công trình như các bộ: “Phật học Hán – Việt Đại từ điển”, “Phật Quang Đại Từ điển”.

Thực hiện sự phân công của Viện Nghiên cứu Phật học, Phân viện đảm nhiệm phần dịch và xuất bản Luật tạng (Luật tạng là một trong Tam. tạng Thánh điển của đạo Phật). – Luật tạng gồm có 2 tạng, gồm 102 bộ = 1186 quyển.

+ Tạng Thanh Văn Luật (Tiểu thừa Luật tạng) 71 bộ

+ Tạng Bồ Tát Luật (Đại thừa Luật tạng) 31 bộ. Công trình này được dự kiến thực hiện từ 20 năm trở lên. – Dịch một số kinh và Luận trong Kinh Tạng và Luận tạng. – Nghiên cứu biên soạn: – Lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn cận – hiện đại. – Thông sử Phật giáo vùng Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

– Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Việt Nam trong sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

– Nghiên cứu quá trình phát triển tư tưởng của Phật giáo trong lịch sử phát triển của dân tộc.

– Nghiên cứu Phật giáo vùng Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

– Sưu tầm và hệ thống hóa văn học dân gian,văn học bác học Phật giáo Việt Nam và sự đóng góp của nó vào văn hóa dân tộc.

2. Ngoài ra, Phân viện NCPH VN tại Hà Nội đã phiên dịch và biên soạn, tổ chức xuất bản và in ấn những tác phẩm Kinh điển, Luật tạng như Luật Tứ Phần, Thiền học đời Trần, Học Phật Quần Nghi, Phật giáo Chính tín, Phật Luật Học, Lịch sử Phật giáo Thế giới 2 tập (Phật giáo Bắc Truyền), Phật học phổ thông, Đức Phật đã dạy những gì?, Con đường thành Phật; Lục Tổ Đàn Kinh; Duy Ma Cật Luận giải;…Trong 30 năm qua, Phân viện NCPH VN tại Hà Nội cũng đã tái bản và xuất bản hàng chục ngàn quyển Kinh sách Phật giáo như: Kinh Phạm Võng; Kinh Phổ Môn; Phật Tổ Tam Kinh; Bát Nhã Dư Âm; Kinh Chú Thường Tụng; Chư Kinh Nhật Tụng; Kinh Chính Pháp Đại Tập Hội; Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; Phật Học Khái Lược; Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu Giảng Thuật; …

– Đã Biên dịch và xuất bản bộ “Đại Từ điển Phật học Hán-Việt” với 2127 trang (17 x 24).

– Phiên dịch Bộ “Tứ phân Luật” (gồm 60 quyển). Đã đưa vào xuất bản 15 quyển. Số còn lại đang chuẩn bị để xuất bản tiếp vào thời gian tới.

– Biên soạn, phiên dịch và đã đưa vào xuất bản trên 30 đầu sách, bao gồm các sách: Triết học, Văn hóa, lịch sử Phật giáo và một số Luận giải triết lý Phật giáo.

3. Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Việt Nam trong sự phát triển của nền văn hóa dân tộc và biên soạn, đưa tư tưởng đạo đức tốt đẹp của Phật giáo vào trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng xã hội nhân văn, nhân ái, vì con người.

4. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu với một số Viện và Trường Đại học ở trong và ngoài nước, thông qua đó kết hợp tuyên truyền chỉ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đấu tranh với các thế lực thù địch và các đối tượng thiếu thiện chí vu cáo đảng, nhà nước ta vi phạm tự do và nhân quyền liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo.

5. Đào tạo: Phân viện đã tổ chức nhiều lớp nghiên cứu viên cho một số tăng, ni sinh đã tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội về phương pháp nghiên cứu Phật học; Bổ túc một số kiến thức về Phật học, để:

– Đào tạo một số Giảng viên cho các Trường Phật học của Phật giáo.

– Giúp đào tạo và hướng nghiệp cho các tu sinh xuất ngoại tu học ở nước ngoài gồm Cao học và nghiên cứu sinh Phật học ở một số nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanca, Đài Loan, Trung Quốc….

– Chuẩn bị điều kiện để có thể tổ chức học Cao học hoặc nghiên cứu sinh tại chỗ.

-Tổ chức một số lớp trao đổi nghiên cứu ngắn ngày nhằm bồi dưỡng kiến thức phương pháp nghiên cứu, học Phật

6 . Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Phật học: Từ ngày được phép ra tờ “Nội san Nghiên cứu Phật”. Từ tháng 12/1995, được nâng lên thành “Tạp chí Nghiên cứu Phật học” (02 tháng/kỳ). Hiện nay, duy trì đều 6 số/1 năm; phát hành định kỳ vào ngày 15 các tháng lẻ trong năm.

Tạp chí đã đăng tải các công trình nghiên cứu của Phân viện, của các công tác viên thông tin kịp thời đến bạn đọc, đặc biệt Tạp chí cũng là một kênh thông tin truyền tải các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo để chức sắc, tín đồ Phật giáo biết và nghiêm túc thực hiện. Chất lượng và hình thức ngày càng được cải tiến nâng cao. Đến tháng 11/2020, Tạp chí đã ra được 165 số, kích thước 20×28 cm, 68 trang – 80 trang ….Tạp chí được tăng ni, phật tử và các nhà Nghiên cứu Phật học ở trong và ngoài nước hoan nghênh.

– Đặc biệt, Tạp chí Nghiên cứu Phật học là nơi đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của Học sinh cao học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đủ điều kiện để tác giả bảo vệ Luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực sử học, triết học. Đến nay đã có trên 50 người, có bài đăng và bảo vệ thành công các học vị nói trên.

Những trọng tâm trong công tác Nghiên cứu của Phân viện NCPH VN tại Hà Nội:

1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, triết lý và tâm linh của Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.

2. Phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam từ các Đại Tạng kinh Hán ngữ, Pali ngữ, Tạng ngữ.

3. Phát huy tính sáng tạo trong việc xiển dương và truyền bá Phật pháp bằng cách vận dụng phương pháp luận của các ngành học hiện đại, như triết học, đạo đức, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, nhân học, ngôn ngữ học, môi trường học, v.v… để khám phá, giới thiệu và ứng dụng đạo Phật tại Việt Nam.

4. Nghiên cứu sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam cho nền văn hóa và lịch sử Việt Nam; đồng thời nghiên cứu các ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử dựng nước, giữ nước và bảo vệ đất nước, đặc biệt là các phương diện xã hội, nghệ thuật, kiến trúc, văn học, đạo đức và nhận thức luận v.v…

5. Nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của các nước Phật giáo trên thế giới, cũng như sự đóng góp của Phật giáo tại các nước đó.

6. Thiết lập các mối liên hệ và giao lưu về bản sắc văn hóa Việt Nam và truyền thống tâm linh của Phật giáo Việt Nam với các nền văn hóa của các nước khác, cũng như các truyền thống tâm linh Phật giáo tại các nước này.

7. Thực hiện ấn phẩm Tạp chí NCPH là ấn phẩm báo chí của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và là một trong những cơ quan báo chí chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

8. Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện lớn của các Ban, Viện Trung ương và của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thực hiện và tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hợp tác và trao đổi nghiên cứu về Phật học và các vấn đề liên hệ với các Viện nghiên cứu, các Học viện trong và ngoài nước.

Phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản, các tổ chức, nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển Tạp chí trên cơ sở tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên của Tạp chí.

Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí, cũng như đường lối chính sách của Nhà nước, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

9. Thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới tăng ni, phật tử để biết và nghiêm túc thực hiện, đồng thời thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, các hoạt động quan hệ quốc tế và qua diễn đàn Tạp chí Nghiên cứu Phật học có những bài viết, phát biểu minh chứng cho chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm tự do và nhân quyền tín ngưỡng, tôn giáo.

B. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam là một cơ sở Nghiên cứu rất đặc thù, tuy Phân viện chưa đề nghị Nhà nước khen thưởng ở cấp Nhà nước, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tại các cuộc Tổng kết năm và gặp mặt các cộng tác viên được Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQVN và đại diện một số ngành ở Trung ương đánh giá cao. Phân viện đang có chiều hướng mở rộng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trải qua 30 năm thực hiện công tác nghiên cứu, hiện tại Phân viện NCPHVN tại Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Viện NCPH VN tại Hà Nội đã có những quyết sách, định hướng giúp cho Phân viện từ phụ thuộc kinh phí trong các công tác nghiên cứu, xuất bản, in ấn và tổ chức các Chuyên đề Nghiên cứu Phật học đến các chiến lược trong kế hoạch xã hội hóa nguồn kinh phí trong công tác nghiên cứu, in ấn, xuất bản.

Ngoài những đóng góp cho đạo pháp như những nội dung công việc trọng tâm mà Phân viện Nghiên cứu Phật học đề ra, trong suốt 30 năm qua Phân viện Nghiên cứu Phật học đã luôn ý thức về phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam : “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, làm tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình đóng góp công sức cho đất nước, góp phần đưa đạo đức tốt đẹp của Phật giáo vào xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn, nhân ái, vì cộng đồng, đồng thời đã làm tốt vai trò là một trong những cầu nối của Nhà nước tới tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam, thể hiện ở việc thông qua các hoạt động của Phân viện (Hội nghị, hội thảo, quan hệ quốc tế…) và qua các bài đăng trên Nội san Phật học, sau là Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo vào cuộc sống, để tăng ni, phật tử biết, ủng hộ và nghiêm túc thực hiện; đồng thời cũng thể hiện được các hoạt động tôn giáo chính đáng ở Việt Nam luôn được Nhà nước bảo đảm, tôn trọng và tạo điều kiện, qua đó đấu tranh với các thế lực thiếu thiện chí xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do nhân quyền tôn giáo.

Những nguyên nhân, biện pháp để đạt được thành tích, các bài học kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng trong công tác, hoạt động:

Tổ chức nhân sự tốt, sẽ điều hành tốt các hoạt động chương trình, nghị quyết đã đề ra. Bố trí sắp xếp nhân sự đúng người, đúng việc, dám nghĩ dám làm sẽ phát huy hết năng lực trong công tác quản lý, điều hành. Duy trì sinh hoạt hội họp của tổ chức thường xuyên và nghiêm túc, tôn trọng quy định của tổ chức, thường xuyên nâng cao bản lĩnh trí tuệ, phẩm chất đạo đức. Luôn đặt lợi ích của dân tộc, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân là yếu tố quyết định mọi sự thành công. Chủ động sáng tạo, cải tiến xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, một cách khoa học, bài bản. Duy trì nề nếp hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện các công tác của Giáo hội và các hoạt động xã hội khác, có những công tác phật sự quan trọng mang tính đột xuất, Phân viện NCPH VN tại Hà Nội đều triệu tập phiên họp bất thường để trực tiếp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.

Tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao tinh thần tự giác, vô ngã vị tha. Phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ. Đoàn kết, thống nhất, kỷ luật đồng tâm. Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng trong việc thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động. Tất cả công tác hoạt động đều có kế hoạch, kịch bản chi tiết, triển khai cụ thể, áp dụng thực tế và có đánh giá tổng kết. Mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét những ưu, khuyết điểm và những tồn đọng, hạn chế, những khó khăn trở ngại qua đó rút kinh nghiệm để thực hiện các kế hoạch, chương trình một cách sáng tạo, khoa học hơn.

Tinh thần cầu thị, thực sự lắng nghe, không ngừng tiếp thu những tinh hoa mới, quyết tâm xây dựng và phát triển, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần vào sự thành công để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đã đề ra. Công tác phật sự và các hoạt động nghiên cứu của Phân viện NCPH VN tại Hà Nội được triển khai phù hợp với Giáo luật, phù hợp nhu cầu và nguyện vọng của Phật giáo các cấp, tăng ni, phật tử; phù hợp với sự phát triển toàn diện của Giáo hội và đất nước theo tinh thần các nghị quyết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát huy tốt tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Thực hiện đường hướng đoàn kết, hòa hợp, ổn định và phát triển để đi đến thành công.

Đạt được nhiều thành quả trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển ở tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Phân viện NCPH VN tại Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội, báo đài. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các địa phương, cùng sự nhiệt tâm của các thành viên. Duy trì, phát triển và tạo mối quan hệ mật thiết với các cấp, các ngành; giữa tổ chức với cá nhân. Thực hiện hữu hiệu phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc”.

C. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

Từ năm 1990 – nay, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đã nhiều lần nhận Bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/bao-cao-tong-ket-30-nam-phan-vien-nghien-cuu-phat-hoc-viet-nam-tai-ha-noi.html