Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách đông kỷ lục sáng 30/4
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động đặc biệt nhằm góp phần giáo dục, lan tỏa truyền thống yêu nước, tinh thần và ý nghĩa của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đến với công chúng, khách tham quan.

7h30 phút ngày 30/4, mặc dù Bảo tàng Lịch sử Quân sự chưa chính thức mở cửa nhưng đã có rất đông người dân đến chụp ảnh bên các hiện vật trưng bày phía trước nhà bảo tàng.

Người dân tập trung thăm quan tại khu vực trưng bày bên ngoài bảo tàng trong khi chờ mở cửa.

Người dân mặc trang phục cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng rực rỡ trong ngày 30/4.

Chụp hình lưu niệm cùng những hiện vật trưng bày là vũ khí, khí tài tại khu vực ngoài trời.

Một nhóm cựu chiến binh bùi ngùi chia sẻ về những các loại vũ khí.

Hai bạn nhỏ nhảy street dance bên xác máy bay.




Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mang đến những trải nghiệm ý nghĩa, giúp du khách hòa mình vào không khí chiến thắng bên những hiện vật gốc trưng bày tại không gian giới thiệu về Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Khoảng 9h30 sáng, hàng vạn người dân và du khách từ các nơi đến bảo tàng và lượng người thăm quan vẫn tiếp tục tăng lên.



Một em nhỏ chăm chú tìm hiểu thông tin về từng hiện vật trưng bày....

Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam giới thiệu hệ thống Audio Guide cung cấp nội dung sinh động, dễ hiểu bằng hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách tham quan trong nước và quốc tế.

Người dân trải nghiệm thiết bị thuyết minh tự động (Audio Guide) với chuyên đề “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”.

Các em nhỏ tự tìm hiểu thông tin về xe tăng Xe tăng T54B số hiệu 843 và đại đội trưởng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu giờ phút toàn thắng.

Rất nhiều hiện vật tiêu biểu trong chiến dịch Hồ Chí Minh như: Bản đồ Sài Gòn của Má Sáu Ngẫu, ghi lại hệ thống giao thông tại Sài Gòn, hỗ trợ Trung đoàn 27 tham gia chiến dịch biết đường đến các mục tiêu trong nội đô Sài Gòn; Dao găm được đồng chí Trần Đức Tình sử dụng để cắt dây ghì cột, hạ cờ chính quyền ngụy Sài Gòn và kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên đỉnh cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập...

Khu vực trưng bầy chiếc Xe tăng T54B số hiệu 843 húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 thu hút rất đông người dân đến tìm hiểu thông tin, chụp hình lưu niệm.

Tại bảo tàng, khách tham quan có thể sử quét mã QR code trên tờ giới thiệu để tìm hiểu thông tin cho tiết về những hiện vật quan trọng.

Một nhóm bạn trẻ chuẩn bị sẵn cờ giải phóng để chụp hình lưu niệm bên cạnh Xe tăng T54B số hiệu 843.