Báo Trung Quốc nhắc cầu thủ không được hoang mang trước thành công của Việt Nam
Trang Sohu của Trung Quốc có một bài phân tích riêng dành cho đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup sắp tới. Một Thế Giới xin chuyển ngữ.
Đội tuyển Việt Nam không phải là đội mạnh truyền thống của châu Á. Một đội chỉ có thể tranh chức vô địch "Tiger Cup" ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Trước đây, họ chưa từng tiến đến giai đoạn cuối cùng của vòng loại World Cup khu vực châu Á.
Năm 2007, Việt Nam trở thành một trong bốn chủ nhà của Asian Cup, và họ bắt đầu gây chú ý đến giới bóng đá Trung Quốc. Một đội bóng ở giải quốc nội Việt Nam - Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được thỏa thuận hợp tác với CLB Arsenal của Premier League, thành lập học viện dạy bóng đá đầu tiên của Việt Nam, giới thiệu khái niệm đào tạo trẻ tiên tiến của Premier League và bắt tay hợp tác với Arsenal trên con đường phát triển toàn diện. Thế hệ mới với đại diện như tiền đạo Nguyễn Công Phong, Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam hiện nay đều xuất thân từ lò đào tạo trẻ của học viện bóng đá này.
Tiếp bước Hoàng Anh Gia Lai vào sự nghiệp đào tạo trẻ là đội bóng của Quỹ Phát triển bóng đá Việt Nam PVF. Đội được thành lập năm 2008 nhằm đào tạo các tài năng trẻ cho bóng đá Việt Nam. Tháng 11.2017, PVF thành lập trụ sở mới với diện tích 22 ha, khẳng định sẽ có trung tâm đào tạo bóng đá tiên tiến nhất Đông Nam Á.
Trong khi phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo trẻ, bóng đá Việt Nam mạnh dạn “trải thảm” học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2012, Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác và có kế hoạch học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản về hoạt động của giải chuyên nghiệp và tổ chức CLB chuyên nghiệp. Năm 2012, giải VĐQG trong nước chính thức được thành lập. Vào tháng 5.2014, LĐBĐ Nhật Bản đã bổ nhiệm ông Toshi Miura cũng sang Việt Nam làm HLV đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hai năm. Bắt đầu từ năm 2017, LĐBĐ Việt Nam đã hợp tác với LĐBĐ Hàn Quốc và thuê ông Park Hang Seo người Hàn Quốc làm HLV trưởng đội tuyển U23 và đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Sau hơn 10 năm phát triển tập trung, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong công tác đào tạo trẻ. Kể từ năm 2012, một số cầu thủ xuất sắc sinh năm 1993 và 1995 đã nổi lên. Kể từ năm 2016, đội tuyển trẻ của bóng đá Việt Nam đã âm thầm bắt nhịp. Ở giải vô địch U16 và U19 châu Á, họ lần lượt lọt vào tốp 8 và 4, đồng thời giành quyền tham dự VCK U20 World.
Năm 2018, đội tuyển Việt Nam với đội tuyển Olympic khát khao vô địch Đông Nam Á (tức AFF Cup); tại Đại hội thể thao châu Á Jakarta Asian Games 2019, Việt Nam lọt vào top 4, nhưng thua đội sau đó vô địch là Hàn Quốc; Tại VCK U23 châu Á 2018, tuyển Việt Nam đóng vai “ngựa ô” khi vào đến chung kết.
Ở vòng loại 40 đội, đội tuyển Việt Nam đã thi đấu rất bế tắc trước đội UAE ở vòng bảng, và cuối cùng tiến vào vòng 12 đội với tư cách 1 trong 5 đội nhì bảng xuất sắc nhất.
Tất nhiên, xét về thành tích lịch sử, đội tuyển quốc gia Trung Quốc đã 9 lần giành chiến thắng trước đội tuyển Việt Nam và có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, lợi thế lịch sử đối đầu của đội tuyển bóng đá quốc gia với đội tuyển Việt Nam là trước năm 2013, và không có nhiều giá trị tham khảo cho cuộc đối đầu hiện tại giữa hai đội. Một trận đấu tương đối gần đây là Giải vô địch trẻ châu Á 2014. Tuyển U.19 do Wei Shihao làm đại diện đã hòa 1-1 với đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng. Ở vòng loại 40 đội vừa qua, đội tuyển Việt Nam sử dụng số lượng lớn cầu thủ "hậu 95", cùng lứa cầu thủ từng thi đấu với "lứa trẻ 95 Quốc gia" năm 2014. Trong đội tuyển quốc gia Việt Nam còn có các cầu thủ lứa tuổi 1997 đã giành quyền tham dự U22 World Cup và cả các cầu thủ lứa tuổi 1999. Họ hiện đang là những cầu thủ trẻ nổi bật của châu Á.
Sự thay đổi thực sự của bóng đá Việt Nam là sau khi HLV người Hàn Quốc Park Hang Seo lên làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Để đội tuyển Việt Nam đạt được sự bứt phá trong từ giải đấu, ông đã áp dụng chiến thuật có mục tiêu, tập trung vào phòng ngự phản công, chú trọng thể lực và chú trọng ghi bàn trong thực chiến. Từ quan điểm kỹ thuật và chiến thuật, đội tuyển Trung Quốc phải được chuẩn bị đầy đủ hơn. Đặc biệt, về mặt tâm lý, các cầu thủ không thể coi thường đối phương vì kết quả vượt trội trong quá khứ, mặt khác, các cầu thủ không thể mù quáng bốc đồng trước những tuyên truyền gần đây của giới truyền thông Việt Nam rằng “đội Trung Quốc đang đối tượng đáng hy vọng có kết quả nhất của họ". Đặc biệt trong trận đấu trên sân khách, chúng ta phải rút kinh nghiệm cho hai trận đấu vòng 40 đội trước đó với đội Hong Kong và đội tuyển Philippines: không để mất điểm một cách dễ dàng.
Không nghi ngờ gì khi chiến thắng đội tuyển Việt Nam cả 2 trận sân nhà và sân khách là nhiệm vụ tối thiểu ở vòng 12 đội tuyển tới đây