Báo Trung Quốc tự tán dương tàu sân bay Liêu Ninh

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc khiến các đại diện của Bộ Quốc phòng Nga hết sức ngạc nhiên khi có dịp lên thăm nó, ấn phẩm Sohu có bài viết tán dương.

"Chuyến tham quan tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh cho các đại diện quân sự từ phía Nga", ấn phẩm Sohu mới đây đăng tải thông tin ghi nhận.

"Chuyến tham quan tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh cho các đại diện quân sự từ phía Nga", ấn phẩm Sohu mới đây đăng tải thông tin ghi nhận.

Hiện tại, chỉ có một số quốc gia trên thế giới sở hữu biên đội tác chiến tàu sân bay và một trong những quốc gia này là Trung Quốc, họ đang vươn lên trở thành cường quốc hải quân thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Hiện tại, chỉ có một số quốc gia trên thế giới sở hữu biên đội tác chiến tàu sân bay và một trong những quốc gia này là Trung Quốc, họ đang vươn lên trở thành cường quốc hải quân thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Trong quá khứ, Bắc Kinh rất muốn trở thành chủ sở hữu của một tàu sân bay lớn, đến nỗi vào năm 1998, giới chức quân sự và chính trị nước này đã quyết định thực hiện một bước đi theo đánh giá là khá mạo hiểm.

Trong quá khứ, Bắc Kinh rất muốn trở thành chủ sở hữu của một tàu sân bay lớn, đến nỗi vào năm 1998, giới chức quân sự và chính trị nước này đã quyết định thực hiện một bước đi theo đánh giá là khá mạo hiểm.

Trung Quốc đã mua lại tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng mang tên Varyag chưa hoàn thiện của Ukraine và sau vài năm tu sửa, họ biến nó thành một tàu sân bay chính thức với tên gọi là Liêu Ninh (số hiệu CV-16).

Trung Quốc đã mua lại tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng mang tên Varyag chưa hoàn thiện của Ukraine và sau vài năm tu sửa, họ biến nó thành một tàu sân bay chính thức với tên gọi là Liêu Ninh (số hiệu CV-16).

Theo các nhà quan sát Trung Quốc, thời gian đã chứng minh đây là bước đi cực kỳ hợp lý, giúp nước này nhanh chóng sở hữu tàu sân bay và còn khai thác được những công nghệ cần thiết để chế tạo thêm, con tàu hiện vẫn đang phục vụ trong vai trò chính là huấn luyện.

Theo các nhà quan sát Trung Quốc, thời gian đã chứng minh đây là bước đi cực kỳ hợp lý, giúp nước này nhanh chóng sở hữu tàu sân bay và còn khai thác được những công nghệ cần thiết để chế tạo thêm, con tàu hiện vẫn đang phục vụ trong vai trò chính là huấn luyện.

“Tàu sân bay là biểu hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên cực kỳ khó để sở hữu một con tàu như vậy, và thậm chí còn khó hơn để chế tạo nó, chính vì vậy việc mua lại chiếc Varyag là hợp lý”, các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung cho biết.

“Tàu sân bay là biểu hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên cực kỳ khó để sở hữu một con tàu như vậy, và thậm chí còn khó hơn để chế tạo nó, chính vì vậy việc mua lại chiếc Varyag là hợp lý”, các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung cho biết.

Trung Quốc đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành việc cải tạo chiếc Varyag và biến nó thành một hàng không mẫu hạm chính thức. Vấn đề là tình trạng kỹ thuật của chiếc tàu tuần dương còn nhiều điều không mong muốn.

Trung Quốc đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành việc cải tạo chiếc Varyag và biến nó thành một hàng không mẫu hạm chính thức. Vấn đề là tình trạng kỹ thuật của chiếc tàu tuần dương còn nhiều điều không mong muốn.

Lý do là bởi vì chủ cũ của nó - Ukraine, đã không quan tâm đúng mức đến chiếc chiến hạm sau nhiều năm "bỏ hoang". Phải mất vài năm để Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay, và đến năm 2012, nó mới chính thức được đưa vào biên chế.

Lý do là bởi vì chủ cũ của nó - Ukraine, đã không quan tâm đúng mức đến chiếc chiến hạm sau nhiều năm "bỏ hoang". Phải mất vài năm để Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay, và đến năm 2012, nó mới chính thức được đưa vào biên chế.

Bốn năm sau khi Liêu Ninh được đưa vào hoạt động, tàu sân bay Trung Quốc đã được các đại diện của Quân đội Nga đến thăm như một phần của chuyến công tác đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa hai nước.

Bốn năm sau khi Liêu Ninh được đưa vào hoạt động, tàu sân bay Trung Quốc đã được các đại diện của Quân đội Nga đến thăm như một phần của chuyến công tác đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa hai nước.

Các nhà báo của tờ Sohu kể lại rằng lần đầu tiên bước lên con tàu sau khi hiện đại hóa, những vị khách đại diện của Quân đội Nga đã vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi diện mạo của con tàu so với những gì họ vẫn tưởng tượng.

Các nhà báo của tờ Sohu kể lại rằng lần đầu tiên bước lên con tàu sau khi hiện đại hóa, những vị khách đại diện của Quân đội Nga đã vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi diện mạo của con tàu so với những gì họ vẫn tưởng tượng.

"Họ đã làm gì với con tàu?" một trong những đại diện của Liên bang Nga kêu lên. Theo các nhà báo Trung Quốc, một số giải pháp kỹ thuật do nước này tiến hành đã khiến Quân đội Nga bất ngờ.

"Họ đã làm gì với con tàu?" một trong những đại diện của Liên bang Nga kêu lên. Theo các nhà báo Trung Quốc, một số giải pháp kỹ thuật do nước này tiến hành đã khiến Quân đội Nga bất ngờ.

Hầu như tất cả vũ khí đã được gỡ bỏ khỏi tàu. Không có nhiều hệ thống tên lửa và thiết bị liên quan, và không gian trống được dành cho nhu cầu của hàng không hải quân. Việc thay đổi như vậy giúp tăng không gian cho phi đội chiến đấu cơ.

Hầu như tất cả vũ khí đã được gỡ bỏ khỏi tàu. Không có nhiều hệ thống tên lửa và thiết bị liên quan, và không gian trống được dành cho nhu cầu của hàng không hải quân. Việc thay đổi như vậy giúp tăng không gian cho phi đội chiến đấu cơ.

Như vậy chiếc Liêu Ninh so với Varyag đã có một diện mạo hoàn toàn mới, thực sự là một tàu sân bay chứ không còn là tuần dương hạm tên lửa mang máy bay, đây là lý do gây ngạc nhiên cho các đại diện của Liên bang Nga.

Như vậy chiếc Liêu Ninh so với Varyag đã có một diện mạo hoàn toàn mới, thực sự là một tàu sân bay chứ không còn là tuần dương hạm tên lửa mang máy bay, đây là lý do gây ngạc nhiên cho các đại diện của Liên bang Nga.

Cách làm trên của Trung Quốc được nhận xét là chính xác, bởi việc kết hợp tuần dương hạm tên lửa với tàu sân bay đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình hoạt động, khi có sự "xung đột lợi ích" giữa những tính năng thiết kế.

Cách làm trên của Trung Quốc được nhận xét là chính xác, bởi việc kết hợp tuần dương hạm tên lửa với tàu sân bay đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình hoạt động, khi có sự "xung đột lợi ích" giữa những tính năng thiết kế.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bao-trung-quoc-tu-tan-duong-tau-san-bay-lieu-ninh-post524778.antd