Bất động sản công nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển

Từ đầu năm đến nay, cả nước có thêm 10 dự án khu công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Các doanh nghiệp đang lên kế hoạch tìm quỹ đất để phát triển bất động sản công nghiệp.

Số liệu thống kê từ các đơn vị nghiên cứu thị trường khu vực phía Bắc cho thấy kho xưởng chủ yếu tập trung ở 3 địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phòng.

Nhu cầu nhà xưởng tương đối cao, với tỷ lệ lấp đầy trên thị trường từ 80 - 90 %. Mức giá nằm trong khoảng từ 4,5 - 5,5 USD/1m2. Khách hàng đa dạng nhiều quốc gia và khu vực.

Bất động sản công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và trở thành phân khúc sáng nhất trên thị trường bất động sản. Phân khúc này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thời gian tới.

Bất động sản công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và trở thành phân khúc sáng nhất trên thị trường

Bất động sản công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và trở thành phân khúc sáng nhất trên thị trường

Các doanh nghiệp lớn nhanh chóng đón đầu cơ hội bằng cách nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ cao và tự động hóa vào sản xuất. Những mô hình khu công nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường đang được khuyến khích tại Việt Nam.

Sự phát triển của logistics kéo theo nhu cầu về kho bãi tăng cao. Thống kê của CBRE cho thấy, với hai sản phẩm chủ lực là đất công nghiệp cho thuê và nhà kho, nhà xưởng cho thuê, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường 6 tháng đầu năm đạt 200 ha với đất công nghiệp và 600.000 m2 về khối lượng giao dịch (trong đó phía Nam khoảng hơn 400.000 m2, phía Bắc gần 200.000 m2).

Tính đến hết quý I/2024, cả nước có 418 khu công nghiệp, thu hút trên 11.200 dự án FDI

Tính đến hết quý I/2024, cả nước có 418 khu công nghiệp, thu hút trên 11.200 dự án FDI

Theo Savill, bất động sản công nghiệp có sự phát triển tương đối ổn định trong nhiều năm qua. Tính đến hết quý I/2024, cả nước có 418 khu công nghiệp, thu hút trên 11.200 dự án FDI.

Tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng trên 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây.

Bất động sản công nghiệp phát triển còn kéo theo các bất động sản xung quanh khu công nghiệp được đẩy lên như phân khúc nhà cho thuê, hay bất động sản phục vụ dịch vụ thương mại mua sắm, logistics...

Ngành nổi bật vẫn thuộc lĩnh vực công nghiệp, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa công nghiệp.

Ngành nổi bật vẫn thuộc lĩnh vực công nghiệp, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa công nghiệp.

Đã có những tín hiệu tích cực cho tất cả các lĩnh vực của thị trường bất động sản trên khắp cả nước. Một số trong đó xuất phát từ nhu cầu, một số nhờ chính sách và một số khác hưởng lợi từ các khía cạnh pháp lý.

Ngành nổi bật vẫn thuộc lĩnh vực công nghiệp, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu, số đơn hàng tăng nhanh chóng trên khắp cả nước, thúc đẩy nhu cầu về các nhà máy xây sẵn.

Môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động cạnh tranh cùng các chính sách ưu đãi thuế là thế mạnh giúp BĐS công nghiệp bứt phá thời gian qua. Chính phủ cũng đang chỉ đạo đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp hạ tầng giao thông như hệ thống cảng biển, sân bay, mạng lưới đường bộ, giúp kết nối giao thông tốt hơn.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do cũng là những yếu tố tích cực với bất động sản công nghiệp trong thời gian tới.

Sơn Hải

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/bat-dong-san-cong-nghiep-thuc-day-kinh-te-phat-trien-257446.htm