Bật mí 2 đặc điểm dân tay ngang sang CNTT lợi thế hơn hẳn so với dân chính chuyên

Làn sóng chuyển dịch nghề CNTT vẫn đang tiếp tục lớn mạnh, người chuyển ngành sang CNTT tuy 'đi sau' nhưng hoàn toàn có những lợi thế hơn hẳn so với dân chính chuyên để 'đón đầu' các cơ hội nghề nghiệp hứa hẹn, mức lương cao trong ngành CNTT.

Cơn sóng dịch chuyển nghề Công nghệ - thời tới cản không kịp

Trong thời điểm rất nhiều ngành nghề lao đao, chông chênh không còn chỗ đứng trong xã hội 4.0 thì mức lương, cơ hội rộng mở của CNTT đang là thỏi nam châm thu hút cả nhân lực các ngành khác, tạo ra cơn sóng dịch chuyển nghề công nghệ lớn mạnh hơn bao giờ hết và vẫn đang không có dấu hiệu dừng lại.

Bảng lương “khủng” các vị trí trong ngành IT khiến nhiều nhân sự ngành khác ao ước – Theo Báo cáo thị trường IT mới nhất của TopDev.

Bảng lương “khủng” các vị trí trong ngành IT khiến nhiều nhân sự ngành khác ao ước – Theo Báo cáo thị trường IT mới nhất của TopDev.

Theo thống kê của Tập đoàn Aptech (tập đoàn có hơn 33 năm kinh nghiệm về Đào tạo CNTT và hơn 7 triệu sinh viên đang theo học trên toàn cầu), nhân sự chuyển ngành sang CNTT nhiều nhất là các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật và Ngoại ngữ. Độ tuổi của người chuyển ngành trải dài từ 24-30 tuổi, tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt trên 40 tuổi và đã có những thành tựu nhất định ở ngành cũ. Lớp học dành cho người chuyển ngành tại Aptech thường tổ chức vào buổi tối để phù hợp với điều kiện và thời gian cho học viên và đang hoạt động hết công suất, lúc nào cũng trong tình trạng kín lịch, đủ nói lên sức quyến rũ ấn tượng của ngành CNTT.

Dân tay ngang sang CNTT: dù “đi sau” nhưng có lợi thế để “đón đầu”

Cũng theo Aptech, so với sinh viên theo học CNTT ngay từ đầu, sinh viên từ những ngành khác chuyển sang có điểm số tốt hơn và tỉ lệ đi làm sớm sau chỉ 1 năm học cũng cao hơn.

Có thể nói người chuyển ngành sang CNTT dù “đi sau” nhưng vẫn có nhiều lợi thế để “đón đầu” trong lĩnh vực màu mỡ này.

1. Sự kiên trì quyết định tới 50% thành công trong ngành CNTT

Sau những trải nghiệm và vấp ngã ở cánh cửa đầu tiên, người chuyển ngành sẽ có thái độ nghiêm túc và quyết tâm cao độ để chinh phục cánh cửa thứ 2 CNTT vì 2 lý do.

Thứ nhất, những trải nghiệm trong thị trường lao động đang đảo chiều mạnh mẽ trong kỷ nguyên số giúp họ có cái nhìn bao quát về xã hội và xu hướng nghề nghiệp. Đồng thời họ cảm nhận chân thực giá trị mà CNTT mang lại, cơ hội rộng mở và mức lương khủng khi làm việc trong ngành CNTT, từ đó hiểu cần đón bắt những cơ hội trong ngành CNTT càng sớm càng tốt.

Thứ hai, khi chuyển ngành họ đã xác định lộ trình học tập rõ ràng, mục đích rõ ràng khi học ngành mới: Học để đi làm, kiếm tiền; ý thức học cho chính bản thân mình thay vì học vì điểm số hay học vì bố mẹ, thầy cô như một bộ phận sinh viên theo học CNTT ngay từ đầu.

Ông Nguyễn Đức Hoàng - giảng viên lâu năm tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech cơ sở tại 285 Đội Cấn cho biết: “Sinh viên, người đi làm chuyển ngành rất chủ động trong học tập, các bạn thường xuyên trao đổi với giảng viên ngay trên lớp khi không hiểu bài, tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề để vận dụng tạo ra các sản phẩm thực tế. Chất lượng đồ án cuối mỗi kỳ học của các lớp trái ngành cũng được cả giảng viên Aptech và các chuyên gia Ấn Độ đánh giá rất cao.”

Thầy Hoàng cũng cho biết thêm: “Thực tế trong ngành học này, sự kiên trì, chịu khó đã quyết định tới 50% thành công.”

Thầy Hoàng (ngoài cùng bên phải) đang hướng dẫn sinh viên trong 1 buổi học: Người chuyển ngành thường xuyên trao đổi với giảng viên để áp dụng kiến thức vào làm các dự án thực tế.

Thầy Hoàng (ngoài cùng bên phải) đang hướng dẫn sinh viên trong 1 buổi học: Người chuyển ngành thường xuyên trao đổi với giảng viên để áp dụng kiến thức vào làm các dự án thực tế.

2. Chiếu “từng trải” bao giờ cũng hơn chiếu “chưa trải”

Kinh nghiệm thực tế từ các ngành khác chính là vũ khí lợi hại khiến người trái ngành học tốt về CNTT. Họ đã có những kỹ năng làm việc nhất định trong môi trường doanh nghiệp như: kỹ năng quản lý công việc, giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán,… cùng tư duy logic tốt, từ đó rút ngắn được khoảng cách giữa việc học lập trình và đi làm thực tế.

Trên thực tế, theo thống kê trên hơn 100.000 học viên đã và đang theo học các chương trình lập trình thực chiến tại Aptech, người chuyển ngành có thời gian học trung bình 8 tháng – 1 năm đã tìm được việc làm lý tưởng trong ngành CNTT (về môi trường làm việc, mức lương, cơ hội thăng tiến).

Những kiến thức nền tảng về các ngành khác cũng là bệ đỡ để học ngành CNTT tốt hơn và biết cách vận dụng CNTT vào giải các bài toán thực tế tốt hơn.

Là người đã có back-ground về Marketing, chỉ sau 1 năm theo học chương trình Lập trình viên Quốc tế tại Aptech, anh Nguyễn Văn Chương đang triển khai dự án start-up của riêng mình: tạo ra 1 công nghệ hỗ trợ cho Marketing, Content và SEO. Anh Chương chia sẻ: “Trong thời điểm mà CNTT đang phát triển và len lỏi vào mọi ngành nghề, người nào vừa có kiến thức về công nghệ, kiến thức từ các ngành khác, vừa có ý tưởng thì chắc chắn sẽ có nhiều đất để dụng võ.”

Anh Chương cũng khuyên các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ học các ngành khối Kinh tế như: Marketing, quản trị kinh doanh, kế toán, thương mại rất nên học thêm về CNTT: “Tất cả mọi ngành đều đang chuyển đổi số, kể cả bạn có chuyển ngành hay không, có thêm kiến thức về công nghệ sẽ là lợi thế lớn cho công việc và sự phát triển sự nghiệp lâu dài.”

Đông người chuyển ngành lựa chọn các lớp học buổi tối, trong đó có cả những người muốn học thêm về CNTT để phục vụ cho chính công việc của mình (Ảnh chụp tại Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị).

Đông người chuyển ngành lựa chọn các lớp học buổi tối, trong đó có cả những người muốn học thêm về CNTT để phục vụ cho chính công việc của mình (Ảnh chụp tại Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị).

Ngành CNTT vẫn đang lớn mạnh không ngừng tạo ra vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương trong mơ. Dân tay ngang hoàn toàn có thể sử dụng 2 lợi thế: Sự kiên trì cộng với những kinh nghiệm làm việc sẵn có làm bàn đạp để tiến xa trong ngành CNTT.

Để đáp ứng nhu cầu thực tế của người lao động cũng như của xã hội, hiện nay có nhiều dự án hỗ trợ của chính phủ, các cơ quan, doanh nghiệp dành cho người chuyển ngành sang CNTT.

Dự án Đào tạo và tuyển dụng 600 việc làm CNTT cho người mới bắt đầu do Aptech, TopCV cùng các doanh nghiệp CNTT phối hợp triển khai giúp giải quyết tất cả những băn khoăn khi chuyển ngành bằng cách xây dựng lộ trình học phù hợp cho người mới bắt đầu, tiết kiệm thời gian, chi phí, doanh nghiệp đón đầu việc làm.

Tham khảo thêm thông tin dự án tại: https://aptechvietnam.com.vn/ITTextra/

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bat-mi-2-dac-diem-dan-tay-ngang-sang-cntt-loi-the-hon-han-so-voi-dan-chinh-chuyen-post1513642.tpo