Bê bối kiếm định an toàn ô tô ở Nhật Bản lan rộng
Bê bối về kiểm tra an toàn tại các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã tiếp tục lan rộng đầu tuần này với việc Toyota Motor và Mazda đều buộc phải tạm dừng vận chuyển một số loại xe sau khi Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản phát hiện ra những bất thường trong đơn đăng ký chứng nhận một số mẫu xe.
Akio Toyoda, chủ tịch hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, hôm thứ Hai đã buộc phải xin lỗi lần thứ hai trong năm nay sau cuộc điều tra của Bộ giao thông vận tải đối với 85 công ty trong ngành.
Kết quả cuộc điều tra được công bố hôm thứ Hai cho thấy Toyota, Honda, Mazda, Suzuki và Yamaha Motor đều có lỗi. Cuộc điều tra được khởi động bởi một loạt các sự cố thử nghiệm không đúng cách xảy ra với các công ty con của Toyota, bao gồm cả Daihatsu Motor.
Bộ này đã yêu cầu Toyota, hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo số lượng xe bán ra, Mazda và Yamaha đình chỉ xuất xưởng một số loại xe.
Những tiết lộ mới nhất được đưa ra sau khi Bộ này hồi tháng 1/2024 yêu cầu các nhà sản xuất ô tô điều tra đơn xin chứng nhận sau vụ bê bối kiểm tra an toàn tại đơn vị sản xuất ô tô cỡ nhỏ Daihatsu của Toyota nổi lên vào năm ngoái.
Những diễn biến hôm thứ Hai đầu tuần này cũng có thể sẽ làm tăng sự tập trung vào cuộc họp chung thường niên của Toyota vào cuối tháng này. Các công ty tư vấn ủy quyền có ảnh hưởng Institutional Shareholder Services (ISS) và Glass Lewis đã khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu phản đối việc bầu lại ông Akio Toyoda làm chủ tịch tại cuộc họp.
Trong một báo cáo gửi tới các cổ đông, ISS đã chỉ ra “hàng loạt sai phạm về chứng nhận” tại Tập đoàn Toyota.
Ông cho biết những chiếc xe này đã không trải qua quá trình chứng nhận phù hợp trước khi được bán. Toyota đã tạm thời dừng vận chuyển và bán ba mẫu xe sản xuất tại Nhật Bản.
Các vụ bê bối tại các nhà sản xuất ô tô như Toyota đang chứng tỏ là một điểm nhức nhối đối với chính phủ Nhật Bản, vốn đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà đầu tư và giám đốc điều hành vì những cải cách doanh nghiệp của mình. Người phát ngôn của chính phủ Yoshimasa Hayashi gọi hành vi sai trái này là “đáng tiếc”.
Toyota nói hành vi sai trái của họ đã xảy ra trong sáu cuộc thử nghiệm khác nhau được thực hiện vào năm 2014, 2015 và 2020. Các mẫu xe bị ảnh hưởng là Corolla Fielder, Corolla Axio và Yaris Cross, đồng thời ngừng sản xuất phiên bản của 4 mẫu xe phổ biến, trong đó có một mẫu được bán dưới thương hiệu hạng sang Lexus.
Công ty đã đo lường thiệt hại do va chạm ở một bên mui xe của một mẫu xe trong khi bắt buộc phải làm như vậy ở cả hai bên.
Toyota cũng cho biết họ vẫn đang điều tra các vấn đề liên quan đến hiệu suất sử dụng nhiên liệu và khí thải của xe, đồng thời đặt mục tiêu hoàn thành cuộc điều tra đó vào cuối tháng 6.
Toyota nói thêm tằng không có vấn đề gì về hiệu suất vi phạm quy định và khách hàng không cần phải ngừng sử dụng xe của mình.
Mazda đã đình chỉ các lô hàng xe thể thao Roadster RF và xe hatchback Mazda2 từ thứ Năm tuần trước sau khi phát hiện ra rằng các công nhân đã sửa đổi kết quả kiểm tra phần mềm điều khiển động cơ.
Họ cũng phát hiện ra rằng các cuộc thử nghiệm va chạm của các mẫu Atenza và Axela không còn được sản xuất đã bị giả mạo bằng cách sử dụng đồng hồ hẹn giờ để kích hoạt túi khí trong một số thử nghiệm va chạm trực diện, thay vì dựa vào cảm biến trên xe để phát hiện tình trạng va chạm. Cổ phiếu Mazda ngay sau đó đã giảm 3,3%.
Yamaha trong khi đó đã tạm dừng lô hàng xe máy thể thao gặp vấn đề.
Tình trạng u ám của các nhà sản xuất ô tô – xe máy Nhật Bản chưa dừng lại khi Honda cho biết họ đã phát hiện những sai phạm trong các cuộc kiểm tra tiếng ồn và công suất trong khoảng thời gian hơn 8 năm tính đến tháng 10 năm 2017 trên khoảng hai chục mẫu xe không còn được sản xuất.
Tại một cuộc họp báo riêng vào thứ Hai, Toshihiro Mibe, giám đốc điều hành của Honda, nói công ty không có ý định làm sai lệch dữ liệu thử nghiệm để trình bày sai về hiệu suất của xe. Ông nói thêm: “Đó là sự thiếu nhận thức trong lĩnh vực tuân thủ quy định”.
Bộ giao thông Nhật Bản cho biết các vấn đề đã được tìm thấy trong các đơn đăng ký chứng nhận mẫu xe. Trong trường hợp của Toyota, chúng liên quan đến các vấn đề như kiểm tra an toàn cho người đi bộ và kiểm tra độ dịch chuyển hành lý, trong khi phần mềm điều khiển động cơ là một vấn đề đối với Mazda.
Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản thông tin: “Thật vô cùng thất vọng khi chúng tôi phát hiện ra hành vi không phù hợp mới”, đồng thời cho biết thêm rằng dữ liệu không phù hợp sẽ “làm lung lay nền tảng” của hệ thống chứng nhận nổi tiếng là chặt chẽ của nước này.
Theo những người quen thuộc với vấn đề này, các nhà chức trách dự kiến sẽ đột kích nhiều nhà sản xuất ô tô khác nhau ngay sau ngày thứ Ba (4/6).
Các công ty liên quan nói rằng dữ liệu bị lỗi không ảnh hưởng đến sự an toàn của ô tô của họ và họ liên quan đến một số vấn đề nhỏ trong số hàng nghìn vấn đề về chứng nhận.
Vụ bê bối ngày càng lan rộng dự kiến sẽ làm tăng áp lực phải cải tổ cơ cấu quản trị của Toyota. Mặc dù công ty đạt lợi nhuận kỷ lục, Chủ tịch Toyoda phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể sự ủng hộ của cổ đông tại cuộc họp thường niên của hãng ô tô vào cuối tháng này.
Tuần trước, hai cố vấn ủy nhiệm có ảnh hưởng nhất thế giới - ISS và Glass Lewis - đã đề xuất một cuộc bỏ phiếu chống lại việc tái bổ nhiệm Toyoda để buộc ông phải chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được đưa ra ánh sáng qua dữ liệu kiểm tra phương tiện và khí thải tại các công ty con của tập đoàn.