Bến đò Chương Dương rộn ràng ngày giáp Tết

Những ngày cận Tết, bến đò Chương Dương (Hà Nội) sang Khoái Châu (Hưng Yên) rất đông vui nhộn nhịp.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, sáng 20/1 (tức 29 Tết Quý Mão), bến đò Chương Dương (Hà Nội) rất nhộn nhịp người qua lại.

Với Thủ đô Hà Nội, khu di tích Đền, bến Chương dương có ý nghĩa đặc biệt.

Với Thủ đô Hà Nội, khu di tích Đền, bến Chương dương có ý nghĩa đặc biệt.

Theo sử liệu, đền được xây dựng để thờ Dương Tam Kha, cách nay đã hơn nghìn năm. Thuở ấy, Chương Dương có tên là Chân Giang là vùng đất hoang vắng. Nước lên, đất đai bị lở, lộ ra lớp đất đai màu mỡ. Dương Tam Kha đã hướng dẫn nhân dân cải tạo vùng đất hoang hóa, có thú dữ thành đồng ruộng tốt tươi, sầm uất. Ghi nhớ công lao của ông, khi ông mất, nhân dân lập đền thờ. Trước kia, Đền làm bằng tre, gỗ. Năm 1947, đền bị thực dân Pháp đốt cháy. Thế kỷ XX, đền được xây lại bằng gạch. Đền còn lưu giữ được thần tích và một số sắc phong.

Theo sử liệu, đền được xây dựng để thờ Dương Tam Kha, cách nay đã hơn nghìn năm. Thuở ấy, Chương Dương có tên là Chân Giang là vùng đất hoang vắng. Nước lên, đất đai bị lở, lộ ra lớp đất đai màu mỡ. Dương Tam Kha đã hướng dẫn nhân dân cải tạo vùng đất hoang hóa, có thú dữ thành đồng ruộng tốt tươi, sầm uất. Ghi nhớ công lao của ông, khi ông mất, nhân dân lập đền thờ. Trước kia, Đền làm bằng tre, gỗ. Năm 1947, đền bị thực dân Pháp đốt cháy. Thế kỷ XX, đền được xây lại bằng gạch. Đền còn lưu giữ được thần tích và một số sắc phong.

 Cách ngôi đền nhỏ vài trăm mét, xuống mép sông là Bến Chương Dương - nơi diễn ra trận đánh quân Nguyên năm 1285 của quân dân nhà Trần. Thế kỷ XIII, nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan ồ ạt sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm. Năm 1285, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng. Quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên trên Bến Chương Dương, tạo đà cho việc giải phóng Thăng Long. Đến nay, bến đò Chương Dương vẫn là nơi giao thương, đi lại quen thuộc của người dân 2 huyện Thường Tín và Khoái Châu.

Cách ngôi đền nhỏ vài trăm mét, xuống mép sông là Bến Chương Dương - nơi diễn ra trận đánh quân Nguyên năm 1285 của quân dân nhà Trần. Thế kỷ XIII, nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan ồ ạt sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm. Năm 1285, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng. Quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên trên Bến Chương Dương, tạo đà cho việc giải phóng Thăng Long. Đến nay, bến đò Chương Dương vẫn là nơi giao thương, đi lại quen thuộc của người dân 2 huyện Thường Tín và Khoái Châu.

Những ngày cuối năm, ngoài hàng hóa, các chuyến đò chở thêm cả hoa đào, bánh chưng... và ước mong về một cái Tết êm đềm, ấm no, hạnh phúc.

Những ngày cuối năm, ngoài hàng hóa, các chuyến đò chở thêm cả hoa đào, bánh chưng... và ước mong về một cái Tết êm đềm, ấm no, hạnh phúc.

Đã thành thói quen, người dân xếp hàng từ trên bến rồi xuống phà rất trật tự, nghiêm túc, đảm bảo an toàn.

Đã thành thói quen, người dân xếp hàng từ trên bến rồi xuống phà rất trật tự, nghiêm túc, đảm bảo an toàn.

Giá vé qua đò khá mềm, với ô tô chở hàng khoảng 60.000 đồng/lượt, ô tô 4 chỗ 30.000 đồng/lượt, xe máy 15.000 đồng/lượt, người đi bộ 10.000 đồng/lượt. Vào ngày Tết, giá vé tăng lên từ 5.000-10.000 đồng/lượt, song ai cũng vui vẻ, vì chủ yếu là khách quen, thường xuyên sử dụng dịch vụ di chuyển bằng đò

Giá vé qua đò khá mềm, với ô tô chở hàng khoảng 60.000 đồng/lượt, ô tô 4 chỗ 30.000 đồng/lượt, xe máy 15.000 đồng/lượt, người đi bộ 10.000 đồng/lượt. Vào ngày Tết, giá vé tăng lên từ 5.000-10.000 đồng/lượt, song ai cũng vui vẻ, vì chủ yếu là khách quen, thường xuyên sử dụng dịch vụ di chuyển bằng đò

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Bát - lái xe taxi (xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín) cho biết, ông thường xuyên đi đò khi có việc cần di chuyển sang Hưng Yên vì không phải chờ đợi lâu, giá vé mềm hơn nếu so với vé đường bộ. “Tôi đi phà từ khi còn bé, đến nay đã vào độ tuổi trung niên, chưa bao giờ tôi thấy "nhà đò" lỡ chuyến của khách. Cứ có khách là đi, bất kể ngày đêm, giá vé mềm, thời gian di chuyển nhanh, lái đò thân thiện”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Bát - lái xe taxi (xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín) cho biết, ông thường xuyên đi đò khi có việc cần di chuyển sang Hưng Yên vì không phải chờ đợi lâu, giá vé mềm hơn nếu so với vé đường bộ. “Tôi đi phà từ khi còn bé, đến nay đã vào độ tuổi trung niên, chưa bao giờ tôi thấy "nhà đò" lỡ chuyến của khách. Cứ có khách là đi, bất kể ngày đêm, giá vé mềm, thời gian di chuyển nhanh, lái đò thân thiện”.

Chị Đỗ Phương Lan (xã Chương Dương, huyện Thường Tín) một người khách khác cho biết thêm, bến đò đã gắn với tuổi thơ của chị qua lời kể của ông, của bố về lịch sử oai hùng của dân tộc. Sau này, chị vẫn chọn di chuyển bằng đò khi có dịp vì vừa rẻ, vừa tiện, vừa kể lại cho con nghe về lịch sử dân tộc.

Chị Đỗ Phương Lan (xã Chương Dương, huyện Thường Tín) một người khách khác cho biết thêm, bến đò đã gắn với tuổi thơ của chị qua lời kể của ông, của bố về lịch sử oai hùng của dân tộc. Sau này, chị vẫn chọn di chuyển bằng đò khi có dịp vì vừa rẻ, vừa tiện, vừa kể lại cho con nghe về lịch sử dân tộc.

Thời gian di chuyển giữa hai bến đò trước đây khoảng 25-30 phút. Hiện nay, do phù sa ngày càng bù đắp đôi bờ và hệ thống tàu được hiện đại hóa, thời gian di chuyển chỉ vào khoảng 15 phút. Đồng thời, hệ thống đường đê của huyện Thường Tín và huyện Khoái Châu rất tốt nên nhiều người lựa chọn di chuyển bằng đò, sau đó là đường đê đi liên tỉnh nếu muốn đi từ Hà Nội hoặc Hưng Yên đến Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... thay vì đi đường cao tốc, vừa dễ tắc đường giờ cao điểm, vừa có giá vé cao.

Thời gian di chuyển giữa hai bến đò trước đây khoảng 25-30 phút. Hiện nay, do phù sa ngày càng bù đắp đôi bờ và hệ thống tàu được hiện đại hóa, thời gian di chuyển chỉ vào khoảng 15 phút. Đồng thời, hệ thống đường đê của huyện Thường Tín và huyện Khoái Châu rất tốt nên nhiều người lựa chọn di chuyển bằng đò, sau đó là đường đê đi liên tỉnh nếu muốn đi từ Hà Nội hoặc Hưng Yên đến Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... thay vì đi đường cao tốc, vừa dễ tắc đường giờ cao điểm, vừa có giá vé cao.

Bến Chương Dương còn là nơi vận chuyển vật liệu xây dựng giữa hai địa phương. Cùng với kinh tế nông nghiệp, nguồn sinh kế từ bến đò là một trong những nguồn thu tốt cho kinh tế địa phương.

Bến Chương Dương còn là nơi vận chuyển vật liệu xây dựng giữa hai địa phương. Cùng với kinh tế nông nghiệp, nguồn sinh kế từ bến đò là một trong những nguồn thu tốt cho kinh tế địa phương.

Do bến đò nằm giao giữa hai xã Chương Dương và Tự Nhiên nên UBND huyện Thường Tín đã giao cho xã Chương Dương khai thác bến đò trong 18 ngày và xã Tự nhiên khai thác 12 ngày mỗi tháng. Việc phối hợp được thực hiện tương đối tốt thời gian qua.

Do bến đò nằm giao giữa hai xã Chương Dương và Tự Nhiên nên UBND huyện Thường Tín đã giao cho xã Chương Dương khai thác bến đò trong 18 ngày và xã Tự nhiên khai thác 12 ngày mỗi tháng. Việc phối hợp được thực hiện tương đối tốt thời gian qua.

Bảo Ngọc - Hoàng Lan

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ben-do-chuong-duong-ron-rang-ngay-giap-tet-239700.html