Bên trong ốc đảo được ví như 'rồng xanh' ở cố đô Huế

Dã Viên và cồn Hến là hai ốc đảo giữa dòng sông Hương, từ xưa vua Gia Long coi hai địa danh này như 'tả Thanh Long' - 'hữu Bạch Hổ' lúc dựng Kinh thành Huế.

Video: Khám phá ốc đảo được ví như "tả Thanh Long" trong hệ thống Kinh thành Huế

Cồn Hến là ốc đảo nhỏ được phù sa bồi lấp ở giữa sông Hương nay thuộc phường Vỹ Dạ (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Cồn nằm ở phía bên trái Kinh thành Huế. Lúc xây dựng Kinh thành, vua Gia Long coi Cồn Hến và Dã Viên như "tả Thanh Long" (Cồn Hến) và "hữu Bạch Hổ" (cồn Dã Viên) chầu về phía Kinh thành Huế - thể hiện quyền uy của vương triều.

Cồn Hến là ốc đảo nhỏ được phù sa bồi lấp ở giữa sông Hương nay thuộc phường Vỹ Dạ (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Cồn nằm ở phía bên trái Kinh thành Huế. Lúc xây dựng Kinh thành, vua Gia Long coi Cồn Hến và Dã Viên như "tả Thanh Long" (Cồn Hến) và "hữu Bạch Hổ" (cồn Dã Viên) chầu về phía Kinh thành Huế - thể hiện quyền uy của vương triều.

Ngày nay, khác với cồn Dã Viên không có người sinh sống thì Cồn Hến lại là nơi sinh sống của gần 1.000 hộ dân với hơn 4.500 nhân khẩu.

Ngày nay, khác với cồn Dã Viên không có người sinh sống thì Cồn Hến lại là nơi sinh sống của gần 1.000 hộ dân với hơn 4.500 nhân khẩu.

Trong Cồn Hến hiện cũng có trường học, nhà thờ và niệm phật đường... để đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt tôn giáo của người dân trong cồn.

Trong Cồn Hến hiện cũng có trường học, nhà thờ và niệm phật đường... để đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt tôn giáo của người dân trong cồn.

Trên bộ, chỉ có thể vào Cồn Hến bằng đường Ưng Bình. Trên tuyến đường này có cây cầu sắt độc đạo nối Cồn Hến ra đường Nguyễn Sinh Cung (phường Vỹ Dạ, TP Huế).

Trên bộ, chỉ có thể vào Cồn Hến bằng đường Ưng Bình. Trên tuyến đường này có cây cầu sắt độc đạo nối Cồn Hến ra đường Nguyễn Sinh Cung (phường Vỹ Dạ, TP Huế).

Vào trong cồn có cảm giác như lạc vào một thôn quê với sự nhẹ nhàng và tĩnh mịch, trái ngược hoàn toàn với phố xá huyên náo và ồn ào của phố thị hai bên bờ sông.

Vào trong cồn có cảm giác như lạc vào một thôn quê với sự nhẹ nhàng và tĩnh mịch, trái ngược hoàn toàn với phố xá huyên náo và ồn ào của phố thị hai bên bờ sông.

Trong cồn là những con đường nhỏ rợp bóng cây.

Trong cồn là những con đường nhỏ rợp bóng cây.

Người dân trong Cồn Hến vẫn giữ thói quen tích trữ củi để phục vụ nhu cầu nấu nướng cơ bản hằng ngày.

Người dân trong Cồn Hến vẫn giữ thói quen tích trữ củi để phục vụ nhu cầu nấu nướng cơ bản hằng ngày.

Người dân vẫn còn thói quen mang vật dụng ra sông Hương để rửa.

Người dân vẫn còn thói quen mang vật dụng ra sông Hương để rửa.

Trong cồn có một bến đò hằng ngày đưa đón người dân (thường là các tiểu thương) sinh sống trong cồn sang bên phía đường Trịnh Công Sơn, chợ Đông Ba để buôn bán.

Trong cồn có một bến đò hằng ngày đưa đón người dân (thường là các tiểu thương) sinh sống trong cồn sang bên phía đường Trịnh Công Sơn, chợ Đông Ba để buôn bán.

Năm 1998, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành quyết định quy hoạch tổng thể khu vực cồn Hến để xây dựng khu du lịch sinh thái và dịch vụ giải trí cao cấp. Năm 2015, để "hiện thực hóa" giấc mơ biến cồn Hến thành khu du lịch đẳng cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng (tỉ lệ 1/500) khu du lịch dịch vụ cấp cao cồn Hến. Quy mô quy hoạch là toàn bộ 26,4ha diện tích cồn Hến (trong đó diện tích đất liền 23,8ha, diện tích mặt nước bao quanh chu vi cồn Hến khoảng 2,6ha).

Năm 1998, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành quyết định quy hoạch tổng thể khu vực cồn Hến để xây dựng khu du lịch sinh thái và dịch vụ giải trí cao cấp. Năm 2015, để "hiện thực hóa" giấc mơ biến cồn Hến thành khu du lịch đẳng cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng (tỉ lệ 1/500) khu du lịch dịch vụ cấp cao cồn Hến. Quy mô quy hoạch là toàn bộ 26,4ha diện tích cồn Hến (trong đó diện tích đất liền 23,8ha, diện tích mặt nước bao quanh chu vi cồn Hến khoảng 2,6ha).

Điều kỳ lạ quy hoạch không nhắc đến số phận của hơn 4.000 con người đang sinh sống trong Cồn Hến sẽ về đâu, trong khi quy hoạch 1/500 7 năm vẫn nằm trên giấy. Năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương. Một lần nữa, quy hoạch nhắc đến Cồn Hến - khu vực cảnh quan phát triển mới bao gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo (khu du lịch, bến thuyền, quảng trường...).

Điều kỳ lạ quy hoạch không nhắc đến số phận của hơn 4.000 con người đang sinh sống trong Cồn Hến sẽ về đâu, trong khi quy hoạch 1/500 7 năm vẫn nằm trên giấy. Năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương. Một lần nữa, quy hoạch nhắc đến Cồn Hến - khu vực cảnh quan phát triển mới bao gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo (khu du lịch, bến thuyền, quảng trường...).

Nhưng rồi tất cả chỉ là quy hoạch "treo" trên giấy khiến người dân trong Cồn Hến có cảm giác sợ quy hoạch. Bởi lẽ, suốt nhiều năm họ sống trong cảnh nhà cửa thấp bé, lụp xụp nhưng không thể xây dựng. Hàng trăm hộ dân sống trong cảnh đi không được ở cũng chẳng xong.

Nhưng rồi tất cả chỉ là quy hoạch "treo" trên giấy khiến người dân trong Cồn Hến có cảm giác sợ quy hoạch. Bởi lẽ, suốt nhiều năm họ sống trong cảnh nhà cửa thấp bé, lụp xụp nhưng không thể xây dựng. Hàng trăm hộ dân sống trong cảnh đi không được ở cũng chẳng xong.

Mãi đến năm 2022, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sau khi họp bàn với nhiều Sở, ngành mới đưa ra kết luận: "Đối với Cồn Hến, quá trình xây dựng phương án quy hoạch khai thác dịch vụ du lịch với khối lượng giải phóng mặt bằng lớn là không khả thi cho việc tổ chức thực hiện...Cần thiết giữ lại và khai thác bổ sung thêm yếu tố độc đáo cho khu vực Cồn Hến".

Mãi đến năm 2022, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sau khi họp bàn với nhiều Sở, ngành mới đưa ra kết luận: "Đối với Cồn Hến, quá trình xây dựng phương án quy hoạch khai thác dịch vụ du lịch với khối lượng giải phóng mặt bằng lớn là không khả thi cho việc tổ chức thực hiện...Cần thiết giữ lại và khai thác bổ sung thêm yếu tố độc đáo cho khu vực Cồn Hến".

Cũng theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cách đây gần 2 năm thì sẽ xây dựng 2 tuyến cầu đường bộ kết nối Cồn Hến với bờ Bắc và bờ Nam sông Hương.

Cũng theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cách đây gần 2 năm thì sẽ xây dựng 2 tuyến cầu đường bộ kết nối Cồn Hến với bờ Bắc và bờ Nam sông Hương.

Thế nhưng, đến nay, Cồn Hến vẫn chưa có thay đổi rõ rệt nào. Điều làm những người dân trong cồn vui mừng nhất có lẽ là được xóa bỏ quy hoạch "treo" trên đầu họ suốt hơn 24 năm qua.

Thế nhưng, đến nay, Cồn Hến vẫn chưa có thay đổi rõ rệt nào. Điều làm những người dân trong cồn vui mừng nhất có lẽ là được xóa bỏ quy hoạch "treo" trên đầu họ suốt hơn 24 năm qua.

Theo một số tài liệu cũ ghi chép lại, thời xưa, hai khe nước giữa cồn được phù sa sông Hương bồi đắp nên cạn dần, nên có thời cồn Hến được gọi là "xứ cồn cạn". Chẳng ai rõ Cồn Hến có người đến sinh sống từ bao giờ. Các bậc cao niên trong cồn chỉ truyền rằng, có người đàn ông họ Nguyễn theo chân chúa Nguyễn Phúc Khoát vào xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân.

Khi đến Cồn Hến, ông gặp người phụ nữ họ Hoàng (có người nói họ Huỳnh) rồi nên duyên chồng vợ. Thấy Cồn Hến cảnh đẹp, mát mẻ nên hai ông bà quyết định dựng chòi sinh sống tại đây. Hai vợ chồng ông bà sau này được dân trong cồn phong là Thành hoàng làng và là người khai sinh ra nghề cào hến quanh cồn trên sông Hương.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ben-trong-oc-dao-duoc-vi-nhu-rong-xanh-o-co-do-hue-ar892811.html