Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Từng dải mây lớn màu xám tro bắt đầu cuộn lên phía bên trái. Tương phản phía bên phải là sắc trời đang ngời lên màu vàng mơ. Nắng chiều nhạt dần, đèn trên cầu như những ngôi sao bắt đầu bật sáng, mọi người xuôi ngược trở về nhà.
Từ khi xây dựng kinh thành Huế, cùng với cồn Dã Viên - 'hữu Bạch Hổ', vua Gia Long đã coi cồn Hến là 'tả Thanh Long' - biểu trưng cho quyền uy của vương quyền. Thế nhưng giờ đây, hàng ngàn người dân sinh sống ở cồn Hến mỗi khi ra vào với 'thế giới' bên ngoài đều thấp thỏm theo độ rung lắc vì cây cầu độc đạo Phú Lưu xuống cấp nghiêm trọng.
Ngày 23/9, HĐND thành phố Huế, vừa thống nhất bổ sung vào danh mục điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án xây dựng cầu đi bộ kết hợp tuyến xe đạp qua sông An Cựu (cầu chữ Y).
Cây cầu chữ Y sẽ được xây dựng ở ngã ba sông Hương và sông An Cựu nối thông khu vực công viên bờ nam sông Hương và Nhà hát sông Hương với danh thắng cồn Dã Viên (TP. Huế).
HĐND TP. Huế vừa thống nhất bổ sung vào danh mục điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự án xây dựng cầu đi bộ kết hợp tuyến xe đạp qua sông An Cựu (cầu chữ Y).
Những ai sống, làm việc ở Huế sẽ cảm nhận sự sâu lắng, tử tế, lịch thiệp ở vùng đất này. Tôi cũng vậy, dù là những việc nhỏ nhưng Huế đã chăm bẵm, làm tươm tất để văn minh hơn, như việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) sạch sẽ, hiện đại chẳng hạn.
Dã Viên và cồn Hến là hai ốc đảo giữa dòng sông Hương, từ xưa vua Gia Long coi hai địa danh này như 'tả Thanh Long' - 'hữu Bạch Hổ' lúc dựng Kinh thành Huế.
Sau gần 2 năm triển khai xây dựng, công trình cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí đầu tư xây dựng hơn 1.500 tỷ đồng đang dần hoàn thiện. Đây là một trong số dự án trọng điểm được tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công.
'Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong/Dẫu ai ăn ở hai lòng/Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng'.
Thừa Thiên Huế không chỉ được biết đến với Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi danh mà còn là nơi hấp dẫn du khách bởi cảnh quan yên bình, thơ mộng gắn với dòng sông Hương. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng bảo tồn, quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan đôi bờ sông Hương.
Những ngày này, từ thành phố hay các miền quê xứ Huế đang ngập tràn sắc màu cờ, hoa đậm chất thiền an bình, hỷ lạc mừng đón một mùa Phật đản lại về.
Không khí rộn ràng của Lễ Phật đản đang diễn ra tại các ngôi chùa và các tuyến đường của TP Huế, tạo nên sự đa màu sắc, mang đậm bản sắc văn hóa Cố đô.
Tối 20/5, Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh TT-Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – DL.2024 tổ chức lễ khai mạc thuyền hoa. Sau lễ khai mạc, các thuyền hoa đã diễn hành trên sông Hương.
Tối 20/5, Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – DL.2024 tổ chức lễ Khai mạc thuyền hoa. Sau lễ khai mạc các thuyền hoa sẽ diễn hành trên sông Hương. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Sông Hương như một 'bản giao hưởng' của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn 'xương sống' đô thị Huế.
Sở hữu công nghệ hiện đại cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm), sau khi hoàn thành được ví như 'trái tim' của hệ thống cấp nước tỉnh. Dự án góp phần hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn (CNAT) cho người dân trước những mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ có các quy định phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, đồng thời giải quyết hài hòa nhu cầu của cộng đồng sống trong di sản.
Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, TP. Huế tiếp tục chỉnh trang các công viên (CV), điểm xanh khu vực hai bờ sông Hương nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị, tạo thêm nhiều điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, dạo bộ dành cho người dân và du khách.
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào 'Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025' do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' năm 2024.
Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.
Ngồi ở bờ sông Hương thơ mộng ngắm nhìn cảnh quan xung quanh, nhiều người cảm nhận sự đổi thay rõ rệt của xứ Huế, mang đến cho du khách và người dân không gian thoáng đãng để vui chơi, nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp 'chẳng nơi nào có được'.
Việc hình thành các tuyến đường xe đạp sẽ giúp quảng bá các giá trị văn hóa – lịch sử của vùng đất Cố đô; mang lại các giá trị xanh, thích ứng với tự nhiên và cải thiện khí hậu.
Cùng với hơn 160 điểm vệ sinh công cộng miễn phí tại các tuyến phố trung tâm, TP. Huế đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh (NVS) công cộng dọc hai bờ sông Hương, các công viên (CV) và khu vực thành nội theo hướng thiết kế độc đáo, hiện đại gắn với không gian xanh thân thiện môi trường đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách, hướng đến xây dựng môi trường du lịch 'Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc'.
Thành phố Huế được biết đến với vẻ đẹp trầm lắng, bình yên của cảnh quan và nét dịu dàng, đôn hậu của người dân địa phương. Không những vậy, đây còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử và nhiều di sản văn hóa, lễ hội độc đáo.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tổ chức trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Chiều 6/10, tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Liên quan bãi thải nhà máy xử lý nước sạch lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế thời gian dài chưa có phương án di dời, hiện đã tìm ra cách xử lý.
Là đô thị trung tâm, đô thị động lực của tỉnh nên thời gian qua, đô thị Huế được tỉnh và thành phố đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối hạ tầng từ thành thị đến các vùng quê, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cùng với cả tỉnh sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự án xây dựng TP Huế văn hóa và du lịch thông minh có vai trò quan trọng trong việc giúp Thừa Thiên Huế thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố văn hóa và du lịch thông minh...
Dự án xây dựng Thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh có tổng mức đầu tư 14,8 triệu USD, trong đó nguồn vốn tài trợ của KOIKA 13 triệu USD, ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế đối ứng 1,8 triệu USD.
Thành phố Huế sẽ hướng đến xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, phù hợp với các thiết bị thông minh, góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương. Đó là mục tiêu của dự án xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh do KOICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam) tài trợ.
Ngày 9-8, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản), tổ chức hội thảo quốc tế Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích cố đô Huế với sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu về bảo tồn di sản ở Việt Nam và Nhật Bản.
Việc thực hiện các hình thức giám sát được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) các cấp thực hiện đồng bộ. Trong đó, giám sát bằng nghiên cứu, xem xét văn bản được triển khai chặt chẽ và giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân (TTND), Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) cũng được đẩy mạnh. Từ năm 2018 -2022, các ban GSĐTCCĐ đã giám sát 2.403 công trình, các dự án được triển khai tại địa phương…
Con sông này bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chảy qua một thành phố duy nhất trước khi đổ ra biển.
Cồn Dã Viên - yếu tố phong thủy 'hữu bạch hổ' quan trọng của Kinh thành Huế xưa - đang được Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đầu tư, chỉnh trang thành công viên sinh thái ở khu vực phía tây, sau khi phần đất phía đông của hòn đảo nổi trên sông Hương này đã cải tạo thành một phần công viên cây xanh, điểm ngắm cảnh, dạo bộ từ 2 năm trước.
Cồn Dã Viên nằm trên sông Hương hiện nay đang được Trung tâm Công viên cây xanh Huế chỉnh trang, làm đường đi bộ với tổng kinh phí xây dựng hơn 13,5 tỷ đồng.
Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 vừa thông tin về kế hoạch tổ chức chương trình 'Tri ân dòng Hương' tại Festival nghề truyền thống Huế 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa góp phần quảng bá hình ảnh dòng sông Hương và con người Huế thân thiện, mến khách.
TTH - Gần 50 năm sau ngày giải phóng, đô thị Huế đổi thay từng ngày, khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa, du lịch… với nhiều công trình, dự án (DA) liên tục được đầu tư, kết nối liên vùng, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ngày 7/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có buổi kiểm tra công tác chỉnh trang khu vực phía tây cồn Dã Viên, TP. Huế.
TTH - Cùng với các giải pháp phát triển du lịch - dịch vụ, TP. Huế tiếp tục triển khai đầu tư các dự án (DA) hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm kích cầu, phát triển các hoạt động du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm nhằm thu hút khách.
Cồn Dã Viên là một đảo nhỏ nằm trên sông Hương, phía trước kinh thành Huế. Khi xây dựng kinh thành Phú Xuân vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long đã chọn cồn Dã Viên là yếu tố 'Bạch Hổ' (cùng với cồn Hến là yếu tố 'Thanh Long', nằm bên trái) theo thuật phong thủy.