Bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì, COVID-19 khi chuyển sang nhóm B phòng chống thế nào?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người, do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây ra. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.

Mặc dù vậy, không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có mức độ nặng – nhẹ giống nhau. Phân loại bệnh truyền nhiễm tùy thuộc đặc điểm của bệnh.

Nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm: Nhóm A, B, C

Nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu…

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno), bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, cúm bệnh dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ A-míp, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue), sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), viêm gan vi rút, viêm màng não do mô cầu, viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota). Bệnh do virus Zika; bệnh đậu mùa khỉ được bổ sung theo Điều 1 tại Quyết định 3044 năm 2022 của Bộ Y tế.

Từ ngày 20/10/2023, Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Vì vậy, khi chuyển sang nhóm B, Covid -19 sẽ được phòng chống như các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, cụ thể:

Tiêm vaccine là biên pháp chủ động để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung, trong đó có Covid -19.

Tiêm vaccine là biên pháp chủ động để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung, trong đó có Covid -19.

Tiêm vaccine

Đây là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho cơ thể người, đặc biệt là người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh và tuân theo đúng lịch tiêm phòng. Tỉ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, từ đó bệnh càng khó lây truyền và ít có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Tuy nhiên, mặt hạn chế đó là không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có vaccine và chi phí tiêm vắc-xin cũng là một trở ngại lớn.

Giữ vệ sinh cá nhân

Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tắm rửa thường xuyên để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là khi đến chỗ đông người.

Rửa tay thường xuyên theo đúng các bước Bộ Y tế khuyến cáo.

Đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một trong những biện pháp đơn giản phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm B nói chung và bệnh Covid -19 nói riêng

Đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một trong những biện pháp đơn giản phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm B nói chung và bệnh Covid -19 nói riêng

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi được lọc hoặc xử lý, bảo quản thức ăn đã chế biến, ngăn không cho ruồi nhặng bâu vào, không dùng lẫn lộn các dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín. Các biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: bệnh tả, bệnh lỵ,

Khi xác định bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, tránh tiến triển nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh cho cộng đồng.

Cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc ca bệnh Covid -19 đầu tiên được phát hiện. Sau đó dịch nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đến ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế.

Ngày 11/3/2020, WHO đánh giá Covid -19 là đại dịch toàn thế giới ngày

Trải qua hơn 3 năm xảy ra đại dịch, ngày 5/5/2023, WHO xác nhận Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế.

Tại Việt Nam, từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/1/2020) cả nước ghi nhận trên 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 trường hợp tử vong.

Ngày 1/4/2020 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch Covid -19.

Ngày 29/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19.

Thiên Đức

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/benh-truyen-nhiem-nhom-b-la-gi-covid-19-khi-chuyen-sang-nhom-b-phong-chong-the-nao-169231121133052163.htm