Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad đi đầu trong các phương pháp điều trị bệnh về tim mạch
Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad (Bumrungrad International Hospital - BIH) đã và đang là nơi được bệnh nhân tim mạch trên toàn thế giới tín nhiệm. Trong hệ thống bệnh viện, nổi bật nhất là Viện Tim Bumrungrad với phương pháp điều trị bệnh rối loạn nhịp tim hàng đầu của Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Koonlawee Nademanee.
Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bangkok của Thái Lan, là bệnh viện đầu tiên ở Châu Á đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ bởi Tổ chức Giám định Chất lượng Bệnh viện JCI (Joint Commission International). Với hệ thống hơn 45 trung tâm chuyên khoa y tế, cơ sở chẩn đoán, trị liệu và chăm sóc sức khỏe tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay, Bệnh viện Bumrungrad trở thành một trong những bệnh viện đa khoa tư nhân có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Bệnh viện Bumrungrad được biết đến bởi chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đội ngũ bác sĩ, nhân viên dày dặn kinh nghiệm với tiêu chuẩn an toàn quốc tế và không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ vì lợi ích cộng đồng. Ở phương diện chữa trị bệnh, Bệnh viện Bumrungrad còn mở rộng các trung tâm nghiên cứu phát triển chuyên môn để cùng thảo luận và trao đổi việc điều trị các tình trạng bệnh lý phức tạp.
Để có thể phát triển dịch vụ chăm sóc tim tốt nhất cho bệnh nhân, Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad đã thành lập nên Viện Tim Bumrungrad để đào tạo đội ngũ, tuyển dụng nhân tài và nghiên cứu những bệnh lý về tim mạch. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia của Viện có thể học hỏi và nghiên cứu ra các phương pháp tốt hơn. Về mặt công nghệ, bệnh viện đã đầu tư một khoản lớn vào công nghệ AI trong nghiên cứu về khả năng di truyền của các bệnh lý về tim và phát hiện sự bất thường của nhịp tim. Trong 6 năm qua, Viện đã tổ chức các hội thảo và các chương trình đào tạo bồi dưỡng tại BIH với sự tham gia của nhiều bác sĩ tài năng từ nhiều quốc gia trên khắp khu vực châu Á và châu Âu.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, Viện Tim Bumrungrad thực hiện thành công 350 ca nong mạch vành với tỷ lệ tái hẹp và vỡ bóng là 0% (tỷ lệ chung ở Thái Lan là 0,22%), 600 ca chụp mạch vành, 70 ca phẫu thuật tim hở, 30 ca cấy máy tạo nhịp và 100 quy trình điện sinh lý phức tạp. Ngoài ra, tại Viện Tim Bumrungrad không có trường hợp nào tử vong do các thủ thuật tim AF, VT và thủ thuật tim TAVI (kể từ năm 2016).
Tại Viện Tim Bumrungrad, trung tâm điều trị rối loạn nhịp tim là nơi nổi bật nhất, tiên phong trong nhiều thủ thuật cắt đốt can thiệp điều trị cả rung nhĩ và rung thất. Bệnh viện Bumrungrad còn có phòng thí nghiệm điện sinh lý tim cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim hoặc các bất thường của hệ thống điện tim. Với đội ngũ các chuyên gia điện sinh lý tim, Phòng Thí nghiệm Sinh lý điện tim được kiện toàn với với trang thiết bị và công nghệ y tế tiên tiến nhất. Hệ thống CARTO được sử dụng để xác định nguyên nhân và điều trị bất thường của hệ thống điện tim, cho phép chẩn đoán chính xác, nâng cao hiệu quả điều trị, nhờ đó làm giảm khả năng biến chứng của bệnh nhân.
Bác sĩ Koonlawee Nademanee được công nhận là một trong những bác sĩ đầu tiên phát triển thành công phương pháp cắt đốt rung nhĩ bằng kỹ thuật CFAEs do chính ông sáng chế, có tỷ lệ thành công cao hơn so với các phương pháp thông thường, thời gian phục hồi của bệnh nhân cũng nhanh hơn. Sáng chế đột phá này đã cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Thành tựu của ông được cả thế giới công nhận. Bên cạnh đó, bác sĩ Koonlawee cũng là một trong những người đầu tiên đưa ra miêu tả về hội chứng Brugada, hội chứng gây đột tử không rõ nguyên nhân ở Đông Nam Á và phát triển liệu pháp cắt đốt để điều trị hội chứng này.
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Koonlawee Nademanee tốt nghiệp West Los Angeles VA Medical Center, UCLA và là người tiên phong trong lĩnh vực rối loạn nhịp tim và điện sinh lý.
Vừa qua, Bác sĩ Koonlawee đã thực hiện một buổi hội thảo tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Sau buổi hội thảo, bác sĩ đã có buổi gặp gỡ với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam để chia sẻ thêm một số thông tin về phương pháp cắt đốt rung nhĩ.
Bác sĩ cho biết, tình trạng rối loạn nhịp tim còn được gọi là rung tâm nhĩ là một vấn đề nghiệm trọng, càng nhiều tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong cùng một lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tùy thuộc theo từng chủng tộc. Tuy nhiên, từ tuổi 75 trở đi, bất kỳ chủng tộc hay giới tính nào cũng dễ mắc phải căn bệnh này. Khoảng 30 năm về trước, công nghệ y tế chưa phát triển, bệnh nhân phải dùng thuốc để kiểm soát nhịp đập của tim và chống đông máu. Tuy nhiên, đôi khi thuốc cũng không thể kiểm soát hoàn toàn được chứng bệnh này.
Bác sĩ Koonlawee chia sẻ khi làm việc tại một trường Đại học ở Bắc Califonia, ông cùng đồng nghiệp đã phát triển một kỹ thuật mới. Kỹ thuật này cho phép thâm nhập vào buồng trên của tim, sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra một trái tim giả nhằm phát hiện ra các vấn đề bất thường trong tim của người bệnh. Sau đó, dùng dòng điện tạo ra nhiệt để làm tan máu đọng ở các vị trí phát hiện bất thường. Kỹ thuật này đã được thực thi rất hiệu quả. Hầu như sau một lần thực hiện thủ thuật, bệnh nhân đã hồi phục và không còn phải phụ thuộc vào thuốc.