Bí ẩn dưới tàu ngầm: Vì sao con người khó sống quá 3 tháng?

Trong không gian, con người có thể ở lại sáu tháng thậm chí lâu hơn, nhưng điều sẽ là bất khả thi nếu sống dưới tàu ngầm. Vì sao lại như vậy?

Điều này là do môi trường bên trong của tàu ngầm khác với đặc điểm của không gian, với những thách thức và hạn chế riêng.

Trong một chiếc tàu ngầm, người ta phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Trước hết, không khí bên trong tàu ngầm rất khan hiếm, thậm chí là có thể bị nhiễm độc.

Bởi vì tàu ngầm phải di chuyển trong biển sâu, độ sâu của nước biển thường vượt quá vài trăm mét, do đó áp suất nước cực cao, nếu không có biện pháp đặc biệt, không khí bên trong tàu ngầm sẽ bị nén thành một khối rất đặc. Điều này sẽ khiến con người không thể thở bình thường.

Không gian bên trong tàu ngầm rất nhỏ, mọi người thường phải làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong một không gian chật hẹp. Bạn có thể nhìn thấy cảnh đẹp bên ngoài cửa sổ của tàu vũ trụ trong không gian, nhưng với tàu ngầm thì khác, nó không được trang bị cửa sổ hoặc chỉ được trang bị rất ít, và khi nhìn ra bên ngoài từ cửa số của tàu ngầm thì đó chỉ có thể là đáy biển đen tối. Tàu ngầm chỉ có kính tiềm vọng cho tầm nhìn bên ngoài và chúng chỉ được sử dụng ở gần bề mặt.

Con người ở trong tàu ngầm sẽ dễ bị mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu về cơ thể như đau đầu, chóng mặt, tức ngực. Oxy và nước bên trong tàu ngầm rất hạn chế, và các biện pháp bảo tồn phải được thực hiện để đảm bảo đủ nguồn dự trữ, nếu không điều này có thể khiến cho toàn bộ thủy thủ đoàn phải bỏ mạng.

Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thường dự trữ nguồn cung cấp thực phẩm đủ dùng trong 90 ngày, vì vậy chúng có thể ở dưới nước trong ba tháng. Trong khi đó các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel lại có giới hạn chìm trong vài ngày sau đó lại nổi lên và sử dụng cột ống thở để lấy không khí cho động cơ diesel.

Vì sao tàu ngầm thường sơn đen?

Màu đen phản chiếu ít ánh sáng nhất, giúp tăng khả năng tàng hình của tàu ngầm, không chỉ trên bề mặt mà cả dưới nước. Khi tàu ngầm chìm càng sâu, khối nước càng sẫm màu.

Tàu ngầm cũng thường nổi lên vào ban đêm, bởi đây là thời điểm cực kỳ khó bị phát hiện.

Ngoài ra, hầu hết các tàu ngầm ngày nay đều có màu đen, không phải do lựa chọn màu sơn mà là do thiết bị này sử dụng các tấm chống dội âm.

Tàu ngầm hạt nhân có gì đặc biệt?

Tàu ngầm hạt nhân là loại tàu ngầm vận hành nhờ năng lượng sinh ra từ phản ứng hạt nhân bên trong Lò phản ứng hạt nhân của tàu.

Tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài dưới đại dương do không còn phụ thuộc vào không khí nhờ có sức đẩy hạt nhân. Loại tàu này cũng có thể vận hành tốc độ cao trong một thời gian dài nhờ nguồn năng lượng khổng lồ từ hạt nhân.

Tàu ngầm hạt nhân cũng có kích thước lớn hơn và được trang bị nhiều hỏa lực hơn so. Điều này có nghĩa là nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.

Trên thế giới hiện chỉ có 6 quốc gia đang sở hữu tàu ngầm hạt nhân gồm: Mỹ (68 tàu ngầm hạt nhân/68 tàu ngầm, trong đó 14 tàu SSBN), Nga (29/49 với 11 tàu SSBN), Trung Quốc (12/59 với 6 tàu SSBN), Anh (11/11), Pháp (8/8) và Ấn Độ (1/16).

Một trong những tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Hải quân Mỹ là tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia. Đây cũng là một trong số những tàu ngầm có khả năng tàng hình ưu việt nhất trên thế giới. Tàu ngầm này được tích hợp rất nhiều công nghệ mới mà các tàu ngầm khác không có được, như sử dụng hệ thống điều khiển quang học-điện tử (fiber optic fly-by-wire) thay vì hệ thống điều khiển cơ học thường thấy có thể dễ dàng qua mặt các thiết bị trinh sát thủy âm.

Chúng được trang bị 4 ống phóng ngư lôi, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống hạm Harpoon.

KẾ HOẠCH TÀU NGẦM HẠT NHÂN "KHỦNG" CỦA MỸ, ANH, AUSTRALIA.

Châu Anh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bi-an-duoi-tau-ngam-vi-sao-con-nguoi-kho-song-qua-3-thang-post1542747.tpo