Bí ẩn về kho báu 60 triệu đô khiến kẻ bị bắt, người khuynh gia bại sản
Lời đồn đại về kho báu chứa toàn vàng bạc và đồ trang sức có trị giá khoảng 60 triệu đô la đã khiến không ít người lâm vào đường cùng. Đến thời điểm hiện tại, kho báu vẫn chưa được tìm ra.
Trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, vô số thợ săn kho báu, các nhà khoa học máy tính và thậm chí cả quân đội Mỹ đã cố gắng phá giải 3 đoạn mật mã để tìm cho bằng được địa điểm chôn giấu một kho báu huyền thoại chứa rất nhiều vàng bạc và đồ trang sức trị giá khoảng 60 triệu USD (tương đương 1360 tỉ đồng). Nhiều người cho rằng, kho báu đã được chôn đâu đó quanh Virginia.
Được biết, kho báu này thuộc quyền sở hữu của Beale - một nhà thám hiểm thế kỷ 19. Để tránh bị trộm, Beale đã tạo ra ba mật mã riêng biệt để che giấu vị trí chính xác và để những người thừa kế biết về kho báu của mình.
Mã của Beale là những mật mã phổ thông, trong đó mỗi kí tự đại diện cho một chữ cái trong văn bản mẫu. Chỉ cần biết được văn bản mẫu là gì thì việc giải mã sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, không ai biết văn bản mẫu của mật mã kho báu
Vào thế kỷ 19, một nhà mật mã nghiệp dư vô danh đã vô tình tìm ra chìa khóa cho mật mã số 2 của Beale, đó chính là bản tuyên ngôn độc lập và tiết lộ một phần thú vị trong tin nhắn được mã hóa của Beale.
Bản mã thứ nhất, được tin ghi nơi cất giấu kho báu Beale. Ảnh:http://saigondautu.com.vn
Bản mã thứ 2 có đoạn: “Tôi đã để kho báu cách Budford 4 dặm, trong một cái hố hay hầm sâu dưới lòng đất 6 feet, các điều sau đây, cùng thuộc sở hữu của những người có tên trong tờ giấy thứ 3 bao gồm: 1.024 pound vàng khối và 3.812 pound bạc được chôn vào tháng 11/1819. Lần thứ hai vàng được giấu vào tháng 12/1281 bao gồm 1.907 pound vàng, 1.288 pound bạc, kèm theo châu báu quy đổi ra từ bạc ở St.Louis để luân chuyển cho an toàn trị giá 13.000USD. Tất cả của cải được để trong thùng sắt, nắp sắt. Hầm được lát đá, các thùng đựng đặt trên đá và đặt chồng lên nhau. Tờ giấy số 1 mô tả chính xác địa điểm kho tiền, do đó, sẽ không khó để tìm ra nó”.
Dựa theo bản mã thứ 2, người ta tính ra kho báu có 35.052oz vàng (trị giá khoảng 63 triệu USD tính theo giá tháng 9/2011), 61.200oz bạc (trị giá khoảng 1 triệu USD năm 2010) và nữ trang trị giá 13.000USD năm 1818, tức khoảng 180.000USD năm 2010. Toàn bộ kho báu cỡ 3 tấn.
Việc giải mã về mã khóa số 2 và mong muốn trở thành một triệu phú đã khiến nhiều người lao và tìm bằng được hai mật mã còn lại nhưng tất cả đều thất bại. Các nhà mật mã cho rằng nếu được cung cấp cùng với những chìa khóa, ngay cả một học sinh lớp hai cũng có thể giải mã mật mã của Beale. Nếu không có các chìa khóa đó, chúng hầu như không thể giải quyết được.
Cho đến nay, có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề thật giả của 3 bản mã Beale. Cuối những năm 1960, nhà nghiên cứu Carl Hammer của Sperry UNIVAC đã dùng các thuật toán vi tính để phân tích các bản mã và kết luận chúng được mã hóa sơ sài. Sau đó, các nhà nghiên cứu mật mã cho rằng 2 bản mã còn lại (bản số 1 và 3) không phải là bản mã theo ký tự tiếng Anh.
Những người khác đặt câu hỏi tại sao Beale lại phức tạp hóa vấn đề bằng 3 bản mã khác nhau, đặc biệt với bản mã thứ 3 (những người được chia phần) vì người ta sẽ không có động cơ để giải bức mã đó. Phân tích cách hành văn của ngôn ngữ được sử dụng bởi tác giả của cuốn sách nhỏ và bản mã thứ 2, người ta cho rằng có thể do cùng 1 người viết. Bản mã thứ 3 cũng được cho là quá ngắn để có thể liệt kê danh sách 30 người thừa hưởng kho báu.
Khi mà việc giải mã không thể thực hiện, những thợ săn kho báu bắt đầu trang bị máy dò tìm kim loại, máy đo từ hoặc đồng hồ Geiger vùng nông thôn Virginia để tìm kiếm kho báu huyền thoại của Beale.
Nhiều người bị phá sản, bỏ bê gia đình, bạn bè và dành hàng chục năm để theo đuổi giấc mộng kho báu. Ảnh: Helino
Một số đi theo con đường tâm linh, dựa vào lời khuyên của những cách thức tâm linh hay những cái que thăm dò. Luật ở Virginia quy định rằng những thợ săn kho báu sẽ giữ bất cứ thứ gì họ tìm thấy, kể cả khi đó là tài sản riêng của người khác. Điều lệ này khiến người tìm kho báu cảm thấy hào hứng, nhưng nó có thể gây ra không ít rắc rối. Nhiều người trong xâm nhập vào ban đêm, đào hố trên tất cả tài sản của mọi người. Có người đã bị thuyết phục rằng kho báu được chôn cất trong một nghĩa trang cũ nên đã tới đào mộ người ta lên và bị bắt.
Thậm chí, có nhiều người tìm kho báu của Beale đã lâm vào tình cảnh phá sản. Điều này thực sự đã xảy ra với nhà mật mã vô danh đã vô tình giải được mật mã số 2. Bằng chứng là, một người đàn ông tên là Stan Czanowski đã chi 70.000 đô la (hơn 1.5 tỉ đồng) trong 7 năm cho máy nổ và máy ủi để tìm kho báu. Vào những năm 1980, một người đàn ông khác cũng bị phá sản sau khi nổ mìn đá trên khắp Virginia trong sáu tháng liền.