Sao Thổ có đến hơn 20 Mặt Trăng và đây là mặt trăng đồng tử Tethys lớn thứ năm của Sao Thổ. Tấm ảnh mặt trăng Tethys được chụp lại hồi tháng 11/2017 từ khoảng cách khoảng 366.930 km so với bề mặt đóng băng ở nhiệt độ -187 độ C.
Một vệ tinh khác của Sao Thổ cũng là một trong các Mặt Trăng của Hệ Mặt trời có tên Enceladus. Nó không dao động xung quanh trục quay (ít nhất là không dao động nhiều hơn 1,5°)
Trái Đất chỉ có một Mặt Trăng là Luna. Tuy nhiên gần đây, các nhà thiên văn học Mỹ vừa ghi được hình ảnh một Mặt Trăng mới có kích thước khá nhỏ chỉ bằng chiếc xe hơi đang quay quanh Trái Đất.
Sao Mộc có 79 Mặt Trăng, trong đó Io khiến các nhà khoa học có những nghiên cứu thú vị nhất.
Mặt trăng Europa của Sao Mộc với cấu trúc gai băng lởm chởm.
Iapetus là một mặt trăng có màu và hình dạng kỳ quặc nhất trong số các Mặt Trăng trong Hệ Mặt Trời. Nó là mặt trăng lớn thứ ba trong hệ thống các mặt trăng sao Thổ, và được phát hiện vào năm 1671 bởi nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini.
Mặt trăng vệ tinh Triton thậm chí còn bị cho là đã "nuốt gọn" những mặt trăng nguyên thủy ban đầu của sao Hải Vương.
Ganymede là mặt trăng lớn nhất của sao Mộc và cũng là mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời. Nếu nó không quay quanh sao Mộc, nó có thể đã được coi là một hành tinh lùn.
Một trong bốn Mặt Trăng vệ tinh lớn nhất của sao Mộc có tên là Callisto, khoảng 4,5 tỷ năm tuổi.
Mặt Trăng Phobos là vệ tinh ở gần bề mặt hành tinh chính hơn bất kỳ một vệ tinh tự nhiên nào khác trong hệ mặt trời, với khoảng cách đến Sao Hỏa chưa tới 6.000 km. Nó cũng là một trong số những vệ tinh tự nhiên nhỏ nhất từng được phát hiện trong hệ mặt trời.
Sở hữu các đại dương ngầm và cả các hồ hydrocarbon trên bề mặt, vệ tinh Titan của Sao Thổ là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có các đám mây và bầu khí quyển dày đặc giống như hành tinh.
Mặt trăng Nereid của Sao Hải Vương.
Titania của Sao Thiên Vương - một trong số các Mặt Trăng trong Hệ Mặt Trời.
Các sự thật đáng kinh ngạc về Hệ mặt trời của chúng ta. Nguồn: Youtube Soi Sáng
Mộc Nhiên