Bị đau ở vùng nhạy cảm, suốt ngày như ngồi trên 'xương rồng' là vì mắc thói quen tai hại này

Khảo sát từ chiến dịch Hiểu nỗi đau do Thiên Ý Đường phát động trên 1000 người dân, hơn một nửa người được hỏi chia sẻ hay gặp những cơn đau ở vùng 'khó nói' nhưng thường 'tặc lưỡi cho qua' chứ không tìm hiểu nguồn gốc của chứng đau vùng nhạy cảm.

Trước đó, khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cũng công bố con số đáng báo động: tỷ lệ mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Chia sẻ trong khảo sát của chiến dịch Hiểu nỗi đau, anh B. (23 tuổi, sống tại Hà Nội) bắt đầu bị đau vùng "khó nói" từ năm đầu đại học.

Áp lực học tập, làm thêm để trụ được ở thủ đô khiến nhiều người trẻ như B. thời gian dài phải làm việc mà không vận động, cộng với thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hậu môn. Trong tư tưởng nhiều người, đau ở hậu môn là cơn đau "quằn quại" nhưng hiếm ai biết tín hiệu của nó cũng nhẹ nhàng, khó mà phát hiện. Nếu không để tâm trị ngay, các chứng tắc mạch, biến chứng nghẹt, nhiễm khuẩn sẽ tìm đến.

Đau bụng dưới ở phụ nữ thường bị xem nhẹ

Một trong những điểm nhiều người bị đau được ghi nhận từ chiến dịch Hiểu nỗi đau là vùng bụng dưới, nhất là ở phụ nữ vào mùa "dâu rụng". Đau nhức vùng bụng dưới, nhức mỏi tay chân, buồn nôn ớn lạnh,... là những cơn đau chị em phải trải qua hàng tháng. Tình trạng này có thể là tín hiệu của nhiều bệnh lý nhưng nhiều chị em vẫn "thỏa hiệp" với những cơn đau này, lâu dần trở thành thói quen và không màng đến việc thăm khám. Hậu quả nguy hiểm có thể dẫn đến u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Các bạn nữ cũng có thể lưu ý một số phương pháp lành tính sau:

- Uống trà gừng, mật ong pha nước ấm, ăn uống khoa học, hạn chế chất kích thích và tăng cường vận động

- Massage bấm huyệt các điểm như túc tam lý, tam âm giao, trung quản, vị du,... cũng có thể hỗ trợ giảm đau

- Sử dụng một số thảo dược như đan sâm, hương phụ, hoàng đằng hay ngải cứu cũng là những "cứu tinh" cho chị em mỗi khi cơn đau kéo đến.

Tuy nhiên, không nên tự sử dụng thuốc hay bấm huyệt mà không có chỉ định từ bác sĩ hay người có chuyên môn.

Hiểu đau để xử lý dứt điểm cơn đau

Theo ghi nhận, các bệnh mãn tính không lây tăng trong vài năm gần đây do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng như ăn quá nhiều thịt, giảm tỉ lệ rau đưa vào cơ thể.Người Việt đang dần cải thiện về kinh tế, nhưng đôi khi vẫn chưa quan tâm đúng mực đến sức khỏe của chính mình, xem nhẹ phòng hơn chữa.

Ông Trần Sơn Tùng - Giám đốc chuyên môn của Thiên Ý Đường cũng chia sẻ, nguyên nhân là do người Việt chưa thực hiểu những cơn đau và cần "bảo dưỡng sinh mệnh" như thế nào cho đúng. Theo ông Tùng, cơ thể là cỗ máy hoàn thiện nhất mà cơn đau chính là cơ chế bảo vệ tự nhiên, báo hiệu cần được tìm hiểu tận gốc để "sửa chữa", từ đó mới chữa thân, lành tâm và tuệ trí. Thông qua tương tác với linh vật "bé Thiên Ý" trong chiến dịch Hiểu nỗi đau, Thiên Ý Đường mong muốn nêu cao nhận thức của cộng đồng trong việc hiểu gốc rễ cơn đau để có các phương pháp trị đúng, trị dứt điểm.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bi-dau-o-vung-nhay-cam-suot-ngay-nhu-ngoi-tren-xuong-rong-la-vi-mac-thoi-quen-tai-hai-nay-169230921162340648.htm