Bí mật ẩn giấu bên trong kiệt tác hội họa lừng danh thế giới

Những kiệt tác hội họa này không chỉ thể hiện tài năng của các họa sĩ lừng danh mà còn ẩn chứa nhiều bí mật cực kỳ bất ngờ, khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi biết sự thật.

1. Bức tranh “Sáng thế Adam” của Michelangelo: điều bí ẩn trong kiệt tác hội họa này là ở hình dạng của chiếc áo choàng đỏ bao quanh Chúa trời. (Nguồn: wikipedia.org)

1. Bức tranh “Sáng thế Adam” của Michelangelo: điều bí ẩn trong kiệt tác hội họa này là ở hình dạng của chiếc áo choàng đỏ bao quanh Chúa trời. (Nguồn: wikipedia.org)

Nó rất giống với bộ não con người, chính xác về mặt giải phẫu một cách đáng kinh ngạc. Phải chăng điều này cho thấy Michelangelo tin rằng Chúa đã tạo ra bộ não con người? (Nguồn: khoahoc.tv)

Nó rất giống với bộ não con người, chính xác về mặt giải phẫu một cách đáng kinh ngạc. Phải chăng điều này cho thấy Michelangelo tin rằng Chúa đã tạo ra bộ não con người? (Nguồn: khoahoc.tv)

2. Bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo Da Vinci: bản nhạc ẩn trong bức tranh này là một ví dụ về “mật mã Da Vinci” ngoài đời thật. (Nguồn: ngoisao.vn)

2. Bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo Da Vinci: bản nhạc ẩn trong bức tranh này là một ví dụ về “mật mã Da Vinci” ngoài đời thật. (Nguồn: ngoisao.vn)

Một nhạc sĩ người Ý đã phát hiện ra khi đặt những chiếc bánh mì và bàn tay của các nhân vật trong tranh vào 5 dòng kẻ của bản nhạc thì chúng trở thành các nốt nhạc. Điều này nghe có vẻ “hư cấu”, nhưng đoạn nhạc đó thực sự có giai điệu rõ ràng. (Nguồn: khoahoc.tv)

Một nhạc sĩ người Ý đã phát hiện ra khi đặt những chiếc bánh mì và bàn tay của các nhân vật trong tranh vào 5 dòng kẻ của bản nhạc thì chúng trở thành các nốt nhạc. Điều này nghe có vẻ “hư cấu”, nhưng đoạn nhạc đó thực sự có giai điệu rõ ràng. (Nguồn: khoahoc.tv)

3. Bức tranh “Bãi cát Scheveningen”: Bức tranh được vẽ vào những năm 1600, nhưng trước đây không ai biết những người trong tranh đang tụ tập vì thứ gì. Trong quá trình phục chế tranh tại Bảo tàng Fitzwilliam, vật thể bí ẩn là con cá voi được lộ diện. (Nguồn:dantri.com)

3. Bức tranh “Bãi cát Scheveningen”: Bức tranh được vẽ vào những năm 1600, nhưng trước đây không ai biết những người trong tranh đang tụ tập vì thứ gì. Trong quá trình phục chế tranh tại Bảo tàng Fitzwilliam, vật thể bí ẩn là con cá voi được lộ diện. (Nguồn:dantri.com)

Giải thích việc con cá voi bị giấu đi, theo Shan Kuang - nhà phục chế đã làm việc với bức tranh này, việc vẽ một con vật chết trong tranh bị coi là phản cảm trong khoảng thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. (Nguồn: bestlifeonline.com)

Giải thích việc con cá voi bị giấu đi, theo Shan Kuang - nhà phục chế đã làm việc với bức tranh này, việc vẽ một con vật chết trong tranh bị coi là phản cảm trong khoảng thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. (Nguồn: bestlifeonline.com)

4. Bức tượng “David” của Michelangelo: Nếu nhìn từ bên dưới như bình thường, chúng ta sẽ thấy không có gì đặc biệt. Nhưng nếu đứng trên cao và nhìn trực diện vào mặt thì David rõ ràng có biểu hiện sợ hãi, hoặc có thể là tức giận. (Nguồn: viettimes.vn)

4. Bức tượng “David” của Michelangelo: Nếu nhìn từ bên dưới như bình thường, chúng ta sẽ thấy không có gì đặc biệt. Nhưng nếu đứng trên cao và nhìn trực diện vào mặt thì David rõ ràng có biểu hiện sợ hãi, hoặc có thể là tức giận. (Nguồn: viettimes.vn)

Một bài báo của 2 bác sĩ cũng nói rằng Michelangelo đã khắc họa những chi tiết cho thấy David đang “không ổn” chút nào: các tĩnh mạch lộ rõ trên tay và lông mày của anh ta nhíu lại. (Nguồn: deviet.vn)

Một bài báo của 2 bác sĩ cũng nói rằng Michelangelo đã khắc họa những chi tiết cho thấy David đang “không ổn” chút nào: các tĩnh mạch lộ rõ trên tay và lông mày của anh ta nhíu lại. (Nguồn: deviet.vn)

5. Bức tranh “Khu vườn lạc thú trần gian” của Hieronymus Bosch; là một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, kì bí ở một cảnh chơi nhạc nằm phía bên trái của bức tranh. (Nguồn: wikimedia.org)

5. Bức tranh “Khu vườn lạc thú trần gian” của Hieronymus Bosch; là một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, kì bí ở một cảnh chơi nhạc nằm phía bên trái của bức tranh. (Nguồn: wikimedia.org)

Ở góc trên bên trái, chúng ta có thể thấy mông của một người được viết bản nhạc lên. Một sinh viên đại học tên là Amelia đã chú ý đến bản nhạc này và tự mình viết lại nó rồi chơi lại để mọi người có thể nghe được. Theo lời của Amelia, đó là một “bản nhạc 600 năm tuổi từ địa ngục”. (Nguồn: rtbf.be).

Ở góc trên bên trái, chúng ta có thể thấy mông của một người được viết bản nhạc lên. Một sinh viên đại học tên là Amelia đã chú ý đến bản nhạc này và tự mình viết lại nó rồi chơi lại để mọi người có thể nghe được. Theo lời của Amelia, đó là một “bản nhạc 600 năm tuổi từ địa ngục”. (Nguồn: rtbf.be).

Vân Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-an-giau-ben-trong-kiet-tac-hoi-hoa-lung-danh-the-gioi-1760150.html