Bí mật khó giải khối cầu 2,8 tỷ tuổi, chuyên gia đau đầu

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều bằng chứng về các khối cầu Oopart (out of place artifact - đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) trên khắp thế giới.

 Những khối cầu kỳ lạ gọi là Klerksdorp được tìm thấy tại mỏ khai thác ở Nam Phi. Chúng kỳ lạ và khó hiểu đến mức Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử đã trực tiếp nghiên cứu nó.

Những khối cầu kỳ lạ gọi là Klerksdorp được tìm thấy tại mỏ khai thác ở Nam Phi. Chúng kỳ lạ và khó hiểu đến mức Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử đã trực tiếp nghiên cứu nó.

Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), nơi lưu giữ những khối cầu Klerksdorp mô tả: Klerksdorp có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong.

Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), nơi lưu giữ những khối cầu Klerksdorp mô tả: Klerksdorp có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong.

"Không có gì công bố về khối cầu mang tính khoa học. Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây...

"Không có gì công bố về khối cầu mang tính khoa học. Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây...

...Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất)", Cremo cho biết.

...Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất)", Cremo cho biết.

Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước. Bên trong khối cầu là một chất giống như than củi nhưng mềm và xốp như bông.

Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước. Bên trong khối cầu là một chất giống như than củi nhưng mềm và xốp như bông.

Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp thêm vào bằng chứng cho thấy, sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.

Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp thêm vào bằng chứng cho thấy, sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.

Thể theo thuyết tiến hóa, các khối cầu được tìm thấy ở châu Phi có niên đại từ thời con người còn chưa tồn tại trên Trái đất. Điều này thực sự vô cùng khó hiểu dựa trên các tri thức hiện hữu.

Thể theo thuyết tiến hóa, các khối cầu được tìm thấy ở châu Phi có niên đại từ thời con người còn chưa tồn tại trên Trái đất. Điều này thực sự vô cùng khó hiểu dựa trên các tri thức hiện hữu.

Liệu có thực rằng quả cầu Klerksdrop là bằng chứng bổ sung cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái đất từ lâu trước mốc niên đại được nhìn nhận bấy lâu?

Liệu có thực rằng quả cầu Klerksdrop là bằng chứng bổ sung cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái đất từ lâu trước mốc niên đại được nhìn nhận bấy lâu?

Tại Utah, người ta cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui hoặc quả bóng Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Viên bi Moqui có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ bên ngoài cứng, làm từ oxit sắt.

Tại Utah, người ta cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui hoặc quả bóng Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Viên bi Moqui có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ bên ngoài cứng, làm từ oxit sắt.

Nhà địa chất Dave Crosby tiến hành nghiên cứu ở Utah, nơi phát hiện ra các viên bi Moqui, ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, Crosby không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động của vụ va chạm thiên thạch.

Nhà địa chất Dave Crosby tiến hành nghiên cứu ở Utah, nơi phát hiện ra các viên bi Moqui, ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, Crosby không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động của vụ va chạm thiên thạch.

Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu.

Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu.

Cremo và một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng, các oopart trên chính là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử.

Cremo và một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng, các oopart trên chính là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử.

Mời các bạn xem video: UFO Bí Ẩn Ghé Thăm Nhật Bản, Cảnh Sát Điều Trực Thăng Theo Dõi. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-kho-giai-khoi-cau-28-ty-tuoi-chuyen-gia-dau-dau-1653802.html