Biển Thịnh Long, ngàn cơn sóng dữ

Khái niệm biển xanh, cát trắng nắng vàng tưởng chừng như có thể dùng để miêu tả hầu hết các bãi biển dài và đẹp ở một xứ sở nhiệt đới như Việt Nam, nhưng biển Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) thì ngược lại. Vùng biển này bị vùi chôn dưới các lớp sóng dữ nhiều năm qua, không có dấu hiệu hồi phục.

Mong ước khu du lịch biển Thịnh Long có thể hồi phục đến nay dường như không thể. Ảnh: TTH

Mong ước khu du lịch biển Thịnh Long có thể hồi phục đến nay dường như không thể. Ảnh: TTH

Khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) hiện là một quần thể tổ hợp - dịch vụ, xen kẽ với nhà ở dân sinh đoạn giữa 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy dài khoảng 2km trong tình trạng tan hoang như một vùng "biển chết".

Đoạn bờ kè bê tông với dãy ki-ốt dịch vụ trải dài bị bão biển dập vùi, bị sóng ngoạm vỡ nát. Qua dãy ki-ốt hiện đã bỏ hoang vào bên trong, toàn bộ các cơ quan hành chính công sở, trường học, hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng của thị trấn Thịnh Long đều đã "bỏ của chạy lấy người". Cả vùng biển rộng lớn không có dấu hiệu của sự sống, vắng lặng không một bóng người.

Khi chúng tôi có mặt ở đây, một người đàn ông vội vàng khóa cửa ki-ốt ven biển đang bỏ hoang của mình và rời đi. Những chủ hàng kinh doanh dịch vụ vẫn thi thoảng ra xem xét, trông chừng số tài sản của mình đã bị sóng giập tơi tả. Họ nuối tiếc nguồn lực đã bỏ ra đầu tư, và không biết ngày nào vùng biển này có thể phục hồi lại như trước đây.

Nhìn hiện trạng khu du lịch Thịnh Long có thể thấy hiện nay sóng đã đánh vào bờ qua bờ kè của dãy ki-ốt. Hệ số an toàn không còn, chân sóng vào đỉnh triều vượt qua cả bờ toan liếm vào tận con đường hậu cần bên trong đê.

Cần nói thêm rằng, ven bờ biển Thịnh Long hiện có ngôi làng bỏ hoang vì biển xâm thực. Năm 2005, một cơn bão biển đã tàn phá toàn bộ khu vực này, dân chúng chạy tháo thân. Sóng dữ đã biến nơi này thành vùng biển chết. Tuy nhiên, các bờ kè bê tông tiếp tục vươn ra ngoài đê, xây quá gần biển và nhận nhiều đợt càn quét của bão biển những năm tiếp theo.

Lùi lại nữa, trong lịch sử, các ngôi làng biển ở đây từng nhiều lần bị di chuyển vào trong vì sóng đuổi. Tàn tích nhà thờ Hải Lý ngay bên cạnh khu du lịch là chứng tích thiên tai đến nay còn hiện hữu. Ngôi nhà thờ này từng phải bỏ lại 2 lần để chuyển dần vào trong tránh sóng.

Ngoài tuyến đê biển kiên cố, vùng biển này còn phải gia cố thêm nhiều khối bê tông chắn sóng rải theo lớp. Tuy nhiên, không gì đảm bảo bê tông có thể ngăn được sức nước. Nhất là khi cùng với thời gian, biển Thịnh Long càng lụi tàn, lạnh lẽo, mang theo thông điệp về việc con người buộc phải sinh sống thuận tự nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, toàn bộ các tuyến đê biển của Việt Nam có thể gặp hậu quả nặng nề trong nay mai theo kịch bản biến đổi khí hậu, không riêng gì Hải Hậu, Nam Định.

Cơn bão cuối năm 2020 đã phá hủy hơn 100 ki ốt ven biển Thịnh Long. Ảnh: TTH

Cơn bão cuối năm 2020 đã phá hủy hơn 100 ki ốt ven biển Thịnh Long. Ảnh: TTH

Cảng hoang tàn đổ nát do biển xâm thực ở Thịnh Long. Ảnh: TTH

Cảng hoang tàn đổ nát do biển xâm thực ở Thịnh Long. Ảnh: TTH

Hiện nay sóng biển vẫn chồm lên cao 2m trên trùm lên khu du lịch không có dấu hiệu phục hồi. Ảnh: TTH

Hiện nay sóng biển vẫn chồm lên cao 2m trên trùm lên khu du lịch không có dấu hiệu phục hồi. Ảnh: TTH

Một thời sầm uất của một đô thị ven biển chỉ còn là quá khứ. Ảnh: TTH

Một thời sầm uất của một đô thị ven biển chỉ còn là quá khứ. Ảnh: TTH

Với Thịnh Long, nắng gió biển không hẳn là tài nguyên mà là nỗi khiếp sợ. Ảnh: TTH

Với Thịnh Long, nắng gió biển không hẳn là tài nguyên mà là nỗi khiếp sợ. Ảnh: TTH

Khu du lịch biển không hoạt động dẫn tới rất nhiều dịch vụ, khai thác, nghề biển ở Nam Định cũng tê liệt. Ảnh: TTH

Khu du lịch biển không hoạt động dẫn tới rất nhiều dịch vụ, khai thác, nghề biển ở Nam Định cũng tê liệt. Ảnh: TTH

Ngôi làng bên trong đê biển Thịnh Long từng là một làng mạc dân cư đông đúc và sung túc bị bão biển tấn công nay chỉ dành để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Ảnh: TTH

Ngôi làng bên trong đê biển Thịnh Long từng là một làng mạc dân cư đông đúc và sung túc bị bão biển tấn công nay chỉ dành để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Ảnh: TTH

Ngay cả dấu tích của làng xưa cũng dần phai nhạt. Ảnh: TTH

Ngay cả dấu tích của làng xưa cũng dần phai nhạt. Ảnh: TTH

Bờ chắn sóng trong khu du lịch ngày nào cũng bị sóng đánh dập vùi. Ảnh: TTH

Bờ chắn sóng trong khu du lịch ngày nào cũng bị sóng đánh dập vùi. Ảnh: TTH

Các nhà hàng khách sạn bị bỏ hoang. Ảnh: TTH

Các nhà hàng khách sạn bị bỏ hoang. Ảnh: TTH

Con người rút khỏi biển, chịu thua thiên tai. Ảnh: TTH

Con người rút khỏi biển, chịu thua thiên tai. Ảnh: TTH

Khung cảnh lạnh người vì sức tàn phá của thiên nhiên. Ảnh: TTH

Khung cảnh lạnh người vì sức tàn phá của thiên nhiên. Ảnh: TTH

Cả một vùng biển dữ. Ảnh: TTH

Cả một vùng biển dữ. Ảnh: TTH

Khu Du lịch biển thị trấn Thịnh Long có 136 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (gồm 18 khách sạn, còn lại là các nhà hàng ăn, nghỉ) và trụ sở các cơ quan, như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, bưu điện, công an, bến xe… nhưng hiện đã "tê liệt" vì hạ tầng xuống cấp. Ảnh: TTH

Khu Du lịch biển thị trấn Thịnh Long có 136 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (gồm 18 khách sạn, còn lại là các nhà hàng ăn, nghỉ) và trụ sở các cơ quan, như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, bưu điện, công an, bến xe… nhưng hiện đã "tê liệt" vì hạ tầng xuống cấp. Ảnh: TTH

Bên ngoài đê biển còn có một lớp bê tông chắn sóng bảo vệ, tuy nhiên sức nước vẫn rất mạnh ngày đêm. Ảnh: TTH

Bên ngoài đê biển còn có một lớp bê tông chắn sóng bảo vệ, tuy nhiên sức nước vẫn rất mạnh ngày đêm. Ảnh: TTH

Tuyến đê kiên cố biển Hải Hậu ngày nay. Ảnh: TTH

Tuyến đê kiên cố biển Hải Hậu ngày nay. Ảnh: TTH

Mặc dù bị sóng đuổi nhiều năm qua, dịch vụ kinh doanh du lịch tự phát vẫn lấn dần ra mép sóng. Ảnh: TTH

Mặc dù bị sóng đuổi nhiều năm qua, dịch vụ kinh doanh du lịch tự phát vẫn lấn dần ra mép sóng. Ảnh: TTH

Nhà thờ Hải Lý đã bỏ hoang nhiều năm do bão biển vùi dập. Ảnh: TTH

Nhà thờ Hải Lý đã bỏ hoang nhiều năm do bão biển vùi dập. Ảnh: TTH

TTH

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/bien-thinh-long-ngan-con-song-du-179231128224734897.htm