Bố mẹ có chiều cao lý tưởng con vẫn có nguy cơ bị lùn: Chuyên gia chỉ ra cách nhận biết trẻ thấp lùn trong tương lai
Thử xem con bạn có rơi vào trường hợp này không. Nếu có hãy khắc phục theo hướng dẫn của BS Nhi càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thấp lùn trong tương lai, nhiều cha mẹ không để ý
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, trở thành người cao lớn trong tương lai. Nhiều người thấy bản thân có chiều cao lý tưởng, tự cho rằng con mình sau này... không lo bị lùn. Các chuyên gia Nhi khoa cảnh báo, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Chiều cao của trẻ được quyết định bởi nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa vào di truyền. Ngay cả khi bố mẹ là những người có chiều cao lý tưởng, con bạn vẫn có nguy cơ thấp lùn trong tương lai.
ThS.DS Trương Minh Đạt (Chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa, Hô hấp và Sữa cho trẻ em với nhiều năm kinh nghiệm, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Y Dược) cho biết, cha mẹ nên thường xuyên đo chiều cao cho con. Trong độ tuổi phát triển, nếu trong vòng 6 tháng, con bạn chỉ cao thêm <3cm thì được nhận định có vấn đề về phát triển chiều cao.
Chuyên gia nhấn mạnh, nếu không cho con đi thăm khám, kiểm tra ngay mà chủ quan bỏ qua, cha mẹ có thể phải hối hận cả đời vì đã bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ. Điều này thực sự rất đáng tiếc vì có thể khiến con thành thấp lùn trong tương lai.
Thế nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy cẩn thận hơn trong việc đo chiều cao của con. Nên tiến hành đo theo các mốc 6 tháng. Có thể làm thành bảng để đánh dấu sự phát triển chiều cao của con ở hiện tại so với 6 tháng trước đó để có cái nhìn chính xác nhất.
Nếu thấy con không đạt chuẩn tăng trưởng chiều cao, có lẽ đã đến lúc bạn cần can thiệp một số yếu tố để giúp con có chiều cao tốt hơn trong tương lai.
"Ngoài yếu tố di truyền, cha mẹ nên chú ý đến 3 yếu tố tác động mạnh đến chiều cao của con trong tương lai", ThS.DS Trương Minh Đạt cho hay.
Ngoài di truyền, những yếu tố nào tác động đến chiều cao của bé?
1. Vận động, tập luyện thể dục, thể thao
Ngoài di truyền, yếu tố vận động, tập luyện thể dục, thể thao tác động đến chiều cao của trẻ 20%. Nếu trẻ thường xuyên được vui chơi, tập luyện hợp lý, chắc chắn sẽ có chiều cao lý tưởng hơn.
Cha mẹ nên cho con tập những bộ môn như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng đá, nhảy dây, đạp xe... nhất là vào giai đoạn dậy thì. Điều này giúp con trở nên năng động hơn, tăng cường sức khỏe nói chung.
Đáng nói, tập luyện thể dục thể thao tác động rất lớn đến sự phát triển não bộ. Tuyến yên và tuyến giáp chịu tác động, tiết ra hormone tăng trưởng gH. Đây là hormone sẽ giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.
2. Chế độ ăn uống
Chiều cao của trẻ bị tác động bởi 32% do dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất với những thực phẩm lành mạnh rất quan trọng để phát triển chiều cao ở trẻ. Trong đó, chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh cần bổ sung cho cơ thể vitamin D3, K2, magiê, canxi, sắt và kẽm.
Trẻ nên ăn cá, thịt, trứng sạch cùng rau củ quả, trái cây tươi sạch, thay đổi liên tục để chiều cao tối ưu. Ngoài ra cần bổ sung những loại thực phẩm chức năng phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ để luôn đảm bảo dinh dưỡng tối ưu.
Trẻ cao lên khi ngủ và khoa học nhận định 25% chiều cao của trẻ bị tác động bởi giấc ngủ, môi trường. Trẻ cần được ngủ sâu giấc từ 22 giờ đêm hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau. Do đó, cha mẹ nên sắp xếp cho con đi ngủ từ 9.30 để trẻ có thể đảm bảo ngủ sâu giấc trong giai đoạn này. Khi đảm bảo ngủ sâu, ngủ đủ, đúng thời điểm sẽ giúp não bộ trẻ phát triển, chiều cao cũng bứt phá tối ưu.
Bên cạnh đó, môi trường đặc biệt quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Sống trong môi trường tốt, trẻ sẽ ít bị ốm. Ít bị ốm thì trẻ sẽ ít dùng kháng sinh, ít phải uống thuốc hạ sốt cũng như ít dùng corticoid. Thể trạng trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau, bệnh tật, ít dùng thuốc tất nhiên sẽ có khả năng cao lớn hơn so với trẻ ốm yếu, phải dùng thuốc thường xuyên.