Bộ Nội vụ khẳng định chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, người dân không lan truyền tin đồn
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành theo vùng, miền theo Quyết định 719/QĐ-BTNMT năm 2023.
Hiện nay, dư luận lan truyền nhiều tin đồn việc sáp nhập các tỉnh, thành trong cả nước, tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định trước truyền thông: Các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng; hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay.
Mặc dù nội dung này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 khẳng định "đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị".
Theo Bộ trưởng Nội vụ, trước mắt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương trước. Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sau và hiện tại "chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay".
Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cũng cho biết thêm, toàn bộ thông tin về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị hiện nay đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị và được thực hiện theo chế độ mật. Vì vậy nếu ai đưa lên mạng là sai quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
"Ai vi phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đã trao đổi với phía Bộ Công an và đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa các thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội", người phát ngôn Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Chiều 27/11, trước truyền thông, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cũng trả lời rõ, những thông tin về sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đang được thực hiện theo chế độ mật, nên nếu đưa lên mạng là sai quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Ông Vũ Đăng Minh cũng khẳng định: Các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội về sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành ở Việt Nam là không đúng.
Ông Minh cho biết, hiện Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
"Ai vi phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đã trao đổi với phía Bộ Công an và đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa các thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội", người phát ngôn Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Toàn dân ủng hộ cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ, Nghị quyết 18/2017 Trung ương 6 khóa 12 về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã đưa ra chủ trương:
"Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới (2021 – 2026) như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…".
Để cụ thể hóa Nghị quyết 18, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ tổng kết tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và xây dựng các phương án bộ máy Chính phủ của nhiệm kỳ 2021-2026.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành. Trong đó nhấn mạnh đến những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng về việc này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 (năm 2021), Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép".
Bộ Chính trị cũng đã kết luận và chỉ đạo: "Trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa 15 như khóa 14".
Vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 15 vào tháng 7/2021, Chính phủ đề nghị Quốc hội, trước mắt "giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 như khóa 14" và đã được Quốc hội chấp thuận.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 vào ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành việc tổng kết và báo cáo Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý 1/2025.
Trong đó, Trung ương yêu cầu Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.
"Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị", Tổng Bí thư nêu rõ.
Danh sách 63 tỉnh thành của Việt Nam theo vùng, miền
Danh sách 63 tỉnh thành của Việt Nam theo vùng, miền theo Quyết định 719/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau: Diện tích và dân số trung bình chỉ mang tính chất tham khảo.