Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Tổng Kiểm toán Nhà nước đăng đàn trả lời chất vấn

Chiều 5-6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Sáng cùng ngày, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đăng đàn trả lời chất vấn.

Chiều 5-6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Sáng cùng ngày, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đăng đàn trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quốc Quân (Long An) về giải pháp duy trì và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống, mang đậm nét văn hóa dân tộc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác này. Từ đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống được lưu giữ, truyền dạy đến thế hệ con cháu, bảo tồn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận: “Câu chuyện này không đơn giản”. Theo đó, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, các đoàn nghệ thuật truyền thống ở địa phương đang “khép lại” thành một loại hình tổng hợp. Trong khi đó, để tiếp tục giữ, đào tạo và huấn luyện, các đoàn nghệ thuật ở cấp Trung ương cũng rơi vào bối cảnh khó khăn với cơ chế tự chủ và tự chủ một phần để đảm bảo điều kiện hoạt động, từ sáng tác đến biểu diễn và đào tạo. Chính vì vậy, sức hút đào tạo của các ngành nghề nghệ thuật truyền thống trong bộ môn tuồng, chèo hoặc cải lương “chưa nhiều”; điều kiện cho các sinh viên, diễn viên có cơ hội diễn, sinh hoạt còn gặp nhiều hạn chế...

Để phát triển lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung đào tạo năng khiếu, tiếp tục phát triển loại hình này theo hướng nghệ thuật đỉnh cao, ban hành chính sách riêng, trong đó “không thực hiện tự chủ” để loại hình này được phát triển. Cấp Trung ương sẽ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có tính chất đỉnh cao. Theo khả năng và điều kiện, địa phương khuyến khích phát triển các loại hình theo hướng tập trung; có chính sách cho nghệ nhân - những người giữ hồn, giữ lửa cho loại hình nghệ thuật như hát bài chòi, dân ca, quan họ..., được lan tỏa trong cộng đồng, góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian.

“Cùng với đó là tập trung kết nối với du lịch. Sản phẩm du lịch phải dựa trên tài nguyên văn hóa. Việc liên kết tạo ra hiệu ứng lan tỏa, qua đó, giải quyết bài toán kinh tế trong văn hóa để có điều kiện phát triển loại hình này”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói thêm.

Trả lời chất vấn của đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Định) về bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Dự án 6 là “dự án nhấn” về vấn đề này.

Từ năm 2021-2023, ngành Văn hóa được phân bổ khoảng 1.258 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân bổ khoảng 104 tỷ đồng, đây là nguồn vốn sự nghiệp để tổ chức đào tạo, tập huấn, trình diễn. Số kinh phí còn lại phân bổ cho các địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung khảo sát, nhận diện, đánh giá và công nhận các di tích, di sản, loại hình văn hóa cơ sở; tổ chức định kỳ Ngày văn hóa dân tộc Việt Nam để tôn vinh các giá trị văn hóa; liên hoan văn hóa đồng bào dân tộc để giao lưu, gặp gỡ trao đổi văn hóa, trong đó chú ý dân tộc có dưới 100.000 dân; hỗ trợ cơ sở vật chất cho các nhà văn hóa; xây dựng tủ sách; tập huấn cho cán bộ văn hóa cơ sở…

Nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận của Kiểm toán

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn.

Sáng cùng ngày, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã trả lời các vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) đặt câu hỏi về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận của Kiểm toán trong thời gian tới. Theo đại biểu Ma Thị Thúy, Báo cáo số 599 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy số tiền kiến nghị chưa thu được nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ còn cao (59%). Đại biểu đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết lý do, giải pháp khắc phục của ngành cũng như kiến nghị Tổng Kiểm toán để nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận của Kiểm toán trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn Kiên Giang) chia sẻ, đến nay, số lượng kết luận kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện còn lớn; các giải pháp khắc phục tình trạng kết luận kiến nghị kiểm toán không thực hiện được do chính trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước?

Trả lời các đại biểu về nội dung này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, hiện nay việc thực hiện kết luận của kiểm toán được các cơ quan quan tâm; đặc biệt sau khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành, tiết kiệm chống lãng phí, tiến độ và ý thức chấp hành trong thực hiện kết luận của Kiểm toán cao hơn. Tuy nhiên, theo thống kê vẫn còn hơn 67.000 tỷ đồng liên quan đến kết luận kiểm toán chưa được thực hiện, trong đó nguyên nhân từ đơn vị được kiểm toán chiếm 59,46%.

Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, kiến nghị kiểm toán chậm được thực hiện có 4 nhóm nguyên nhân, trong đó có trên 59% thuộc về đơn vị được kiểm toán, 24% thuộc về bên thứ ba, 16% thuộc về nguyên nhân khác và 0,4% thuộc về kiểm toán. Theo Nghị quyết 74 của Quốc hội thì nguyên nhân chậm trễ thực hiện kiến nghị kiểm toán nói riêng và kỷ cương kỷ luật tài chính nói chung, ngoài nguyên nhân cơ chế, chính sách…, cơ bản vướng ở khâu tổ chức thực hiện; thể hiện ở ý thức, tinh thần trách nhiệm, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, công tác phối hợp...

Trong những nguyên nhân chậm thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán, lý do thứ nhất là kiến nghị của kiểm toán chưa tâm phục, khẩu phục và đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại theo quy định của luật; thứ hai là có những kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng nhưng không thể thực hiện được; thứ ba là đơn vị chưa thực hiện.

Thời gian tới Kiểm toán Nhà nước sẽ nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán. Trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; nâng cao năng lực, trình độ của kiểm toán viên; tăng cường kiểm tra, giám sát; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các đoàn kiểm toán.

B.T – TTXVN

Tổng Kiểm toán trả lời chất vấn về phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành

Trả lời chất vấn, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành là nhiệm vụ được quan tâm. Trong đó, quan tâm giáo dục về chính trị, tư tưởng, kịp thời phổ biến, quán triệt các chỉ đạo của Đảng, các văn bản mới của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Các Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường và Công Thương đăng đàn trả lời chất vấn

Ngày 4-6, tại Nhà Quốc hội, trong ngày đầu tiên của đợt chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7, Quốc hội thực hiện chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương.

Nguồn CAĐN: https://cadn.com.vn/bo-truong-bo-van-hoa-%E2%80%93-the-thao-%E2%80%93-du-lich-va-tong-kiem-toan-nha-nuoc-dang-dan-tra-loi-chat-van-post296139.html