Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực năm 2023

Chiều 8/11, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực năm 2023. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới 31 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc. Đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Chiều 8/11, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực năm 2023. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới 31 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc. Đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Dự hội nghị tại điểm cầu Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam có lãnh đạo Sở Tư pháp, Phòng Hành chính Bổ trợ tư pháp; lãnh đạo và công chức phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; công chức Tư pháp - Hộ tịch một số xã, phường, thị trấn.

Đồng chí Bùi Đức Thái, Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tham luận tại điểm cầu tỉnh Hà Nam.

Đồng chí Bùi Đức Thái, Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tham luận tại điểm cầu tỉnh Hà Nam.

Tại hội nghị, đại diện Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp đã trình bày Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023. Theo đó, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được triển khai đồng bộ, tương đối hiệu quả. Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung tiếp tục được duy trì hoạt động, bảo đảm sử dụng thống nhất tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước; Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được hình thành bước đầu từ dữ liệu đăng ký hộ tịch trên phần mềm và dữ liệu số hóa.

Tính từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 04/10/2023, trên hệ thống đã ghi nhận mới hơn 1,5 triệu trường hợp đăng ký khai sinh; hơn 516.000 trường hợp đăng ký kết hôn; hơn 491.000 trường hợp đăng ký khai tử, 1.210.557 trường hợp cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,…

Việc thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án 06, đặc biệt là triển khai việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử tại các địa phương đã được triển khai đúng yêu cầu. Các địa phương đã bố trí trang thiết bị phục vụ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử (máy scan, thiết bị ký số); tiếp tục tổ chức tập huấn việc thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC cho công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn. Tính từ ngày 10/7/2023 đến 14 giờ 00 ngày 25/10/2023), trên hệ thống đã tiếp nhận 265.847 hồ sơ liên thông TTHC liên quan đến khai sinh (trong đó: 89,2% hồ sơ đã hoàn thành, 7,1% hồ sơ từ chối giải quyết, 3,7% hồ sơ đang xử lý), 39.542 hồ sơ liên thông TTHC liên quan đến khai tử (trong đó 92% hồ sơ đã hoàn thành, 4,3% hồ sơ từ chối giải quyết, 3,8% hồ sơ đang xử lý).

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, đa số các địa phương triển khai tích cực việc đăng ký hộ tịch, cấp giấy tờ quốc tịch cho người di cư đủ điều kiện theo tinh thần của Quyết định số 402/QĐ-TTg. Các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện cấp bản sao điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP. Công tác kiểm tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đã được Bộ Tư pháp và các địa phương chú trọng và chủ động thực hiện, có cơ chế giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Sở Tư pháp Hà Nam.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Sở Tư pháp Hà Nam.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận trên cơ sở thực tiễn triển khai nhiệm vụ quản lý về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, chỉ ra các vướng mắc, khó khăn đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ. Cụ thể: Phần mềm hỗ trợ số hóa sổ hộ tịch có thời điểm hoạt động không ổn định, chậm, lỗi, hạ tầng CNTT quá tải; Xử lý các dữ liệu thiếu thông tin, thông tin không đúng thực tế, không đầy đủ nên không đủ điều kiện để số hóa và khai thác; Địa danh hành chính trước năm 2016 trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch chưa được cập nhật; Vấn đề thanh toán trực tuyến và phát hành biên lai điện tử đối với hồ sơ đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn hoặc yêu cầu bản sao hộ tịch; số lượng, trình độ công chức Tư pháp – hộ tịch có địa phương còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến đất đai; Trang thiết bị phục vụ cho công tác chứng thực ở một số địa phương còn hạn chế; Chưa có hướng dẫn về cách thức thực hiện chứng thực một số giấy tờ cá nhân được cấp có gắn chíp nên khi người dân có nhu cầu thì không thể thực hiện được;…

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai có hiệu quả các việc về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, các đại biểu đã thống nhất đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ của Đề án 06/QĐ-TTg, trong đó tập trung đôn đốc và phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh việc số hóa sổ hộ tịch.

Tiếp tục rà soát, bổ sung Hạ tầng phục vụ triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Phần mềm hộ tịch 158. Khẩn trương triển khai Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch” theo lộ trình đã được phê duyệt. Duy trì ổn định việc thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là về công nghệ thông tin cho công chức làm công tác hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, cán bộ làm công tác chứng thực bảo đảm đủ đáp ứng các yêu cầu của công việc, yêu cầu mới của giai đoạn hiện nay. Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc tịch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thực hiện việc cấp tài khoản để địa phương chủ động trong việc tra cứu thông tin về những trường hợp được thôi/nhập/trở lại/tước quốc tịch Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về chứng thực, tuyên truyền vận động người dân trong việc thực hiện việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính…

Nguyễn Khánh

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/doi-song/bo-tu-phap-to-chuc-hoi-nghi-chuyen-de-ve-cong-tac-ho-tich-quoc-tich-chung-thuc-nam-2023-106940.html