Mới đây, máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle với cánh thử nghiệm thứ 96 tại Căn cứ Không quân Eglin, Florida, Mỹ đã hoàn thành một loạt các đánh giá vào ngày 7 tháng 10 khi nó thả một quả bom GBU-72 Advanced 5K Penetrator từ 35.000 feet trên phạm vi thử nghiệm rộng lớn của cơ sở lắp đặt.
Không quân cũng lần đầu tiên thử tải, bay và phóng vũ khí mới - đó là đầu đạn xuyên phá BLU-138 kết hợp với bộ dẫn đường và lắp ráp đuôi liên hợp bom tấn công trực tiếp đã được sửa đổi.
Vào tháng 7, một loạt các bài kiểm tra gồm ba phần nhằm chứng minh liệu F-15E có thể phóng an toàn bom dẫn đường này bằng bộ đuôi JDAM được sử dụng trên bom nhẹ hơn 2.000 pound hay không.
Thay vì để vũ khí mới này phụ thuộc vào trọng lực rơi trực tiếp xuống mục tiêu, JDAM đã chuyển đổi bom "câm" thành bom dẫn đường bằng GPS có thể đánh trúng các tọa độ cụ thể.
Không quân Mỹ cho biết: “Ngoài loạt thử nghiệm bay thành công, loạt thử nghiệm trên mặt đất cũng là thử nghiệm trên thao trường lớn nhất từ trước đến nay của Eglin, vượt qua người đứng đầu trước đó hơn gấp đôi,”
“Thử nghiệm trên thao trường, một thử nghiệm ngoài trời trong đó đầu đạn phát nổ được bao quanh bởi cảm biến áp suất vụ nổ và thiết bị đếm mảnh vỡ, giúp xác định khả năng sát thương của vũ khí”, Không quân Mỹ cho biết thêm.
Về quả bom GBU-72, được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu,máy bay ném bom hay tiêm kích và oanh tạc cơ khác nhau. Mặc dù Không quân không cho biết khung máy bay nào có thể sử dụng vũ khí mới ngoài F-15E.
Không quân Mỹ đã nghiên cứu loại vũ khí nặng 5.000 pound này ít nhất từ năm 2017 và có kế hoạch bắt đầu mua chúng trong năm tới với tổng chi phí tới 36 triệu USD cho 125 quả bom, theo tài liệu ngân sách tài khóa 2022 của Mỹ.
GBU-72 được tạo ra nhằm mục đích là phá vỡ các mục tiêu kiên cố như boong-ke của địch nằm sâu trong lòng đất. Mặc dù đến nay, Không quân Mỹ không cho biết khả năng công phá cụ thể của quả bom này.
Nhưng Mỹ đã tiết lộ, uy lực của loại bom này được cho là vượt xa những loại bom tiền nhiệm như GBU-28.
GBU-28 hay GBU-28/B. Đây là một bom xuyên phá boong-ke địch được dẫn đường băng laser của Mỹ. Đã được đưa vào biên chế từ những năm 1991, và được triển khai trong Chiến dịch không kích Nam Tư vào năm 1999 và giai đoạn đầu chiến dịch tại Afghanistan, Iraq.
Theo các thông tin được truyền thông đăng tải, khả năng xuyên phá của loại bom này là 50m đất và ít nhất 5m bê-tông cốt thép. Đây là loại bom xuyên phá tầm trung duy nhất của Mỹ.
Đây chắc chắn sẽ là một vũ khí đắc lực của Mỹ khi cho phép máy bay của Không quân Mỹ như F-15E tăng phạm vi thả bom và giữ an toàn trước hệ thống phòng không của kẻ thù.
Hình ảnh thực tế uy lực của "người anh" tiền nhiệm GBU-28/B. Nguồn: jaglavaksoldier.
Minh Hoàng