Bốn mãnh tướng tài ba nào khiến Tào Tháo cả đời yêu mến kính nể?

Là một đại nhân vật thời Tam quốc, Tào Tháo ôm giấc mộng thống nhất thiên hạ. Trong số các nhân tài, ông đặc biệt yêu mến 4 mãnh tướng này.

 Tào Tháo được đánh giá là người đặt nền móng vững chắc để lập nên nhà Tào Ngụy. Ông trở thành một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Lưu Bị và Tôn Quyền) và có nhiều nhân tài dưới trướng.

Tào Tháo được đánh giá là người đặt nền móng vững chắc để lập nên nhà Tào Ngụy. Ông trở thành một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Lưu Bị và Tôn Quyền) và có nhiều nhân tài dưới trướng.

Là người ôm chí hướng thống nhất thiên hạ, Tào Tháo túc trí đa mưu và có nhiều người tài dốc lòng phò tá. Trong số các mãnh tướng, ông đặc biệt yêu mến 4 người. Trong số này, 2 mãnh tướng xuất chúng khiến Tào Tháo ra sức chiêu mộ nhưng không thành.

Là người ôm chí hướng thống nhất thiên hạ, Tào Tháo túc trí đa mưu và có nhiều người tài dốc lòng phò tá. Trong số các mãnh tướng, ông đặc biệt yêu mến 4 người. Trong số này, 2 mãnh tướng xuất chúng khiến Tào Tháo ra sức chiêu mộ nhưng không thành.

Mãnh tướng được Tào Tháo yêu mến và rất muốn đầu quân cho mình là "võ thánh" Quan Vũ. Vị tướng dũng mãnh này là anh em kết nghĩa với Lưu Bị.

Mãnh tướng được Tào Tháo yêu mến và rất muốn đầu quân cho mình là "võ thánh" Quan Vũ. Vị tướng dũng mãnh này là anh em kết nghĩa với Lưu Bị.

Không những vậy, Quan Vũ hết lòng trung thành với Lưu Bị nên dù Tào Tháo có đối đãi với viên tướng này tốt đến đâu cũng không thể chiêu mộ được.

Không những vậy, Quan Vũ hết lòng trung thành với Lưu Bị nên dù Tào Tháo có đối đãi với viên tướng này tốt đến đâu cũng không thể chiêu mộ được.

Điển hình là việc vào đầu năm 200, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu. Khi ấy, lực lượng của Lưu Bị không chống nổi cuộc tấn công của quân Tào Ngụy nên tháo chạy. Trong khi Lưu Bị chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi đi về Nhữ Nam thì Quan Vũ đầu hàng theo Tào Tháo về Hứa Xương.

Điển hình là việc vào đầu năm 200, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu. Khi ấy, lực lượng của Lưu Bị không chống nổi cuộc tấn công của quân Tào Ngụy nên tháo chạy. Trong khi Lưu Bị chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi đi về Nhữ Nam thì Quan Vũ đầu hàng theo Tào Tháo về Hứa Xương.

Dù quy phục nhà Hán nhưng Quan Vũ nhất quyết không đi theo Tào Tháo. Về sau, khi nghe được tin tức của Lưu Bị, Quan Vũ cáo biệt Tào Tháo để hội ngộ với quân chủ của mình.

Dù quy phục nhà Hán nhưng Quan Vũ nhất quyết không đi theo Tào Tháo. Về sau, khi nghe được tin tức của Lưu Bị, Quan Vũ cáo biệt Tào Tháo để hội ngộ với quân chủ của mình.

Tương tự Quan Vũ, Triệu Vân là mãnh tướng được Tào Tháo đánh giá cao nhưng không bao giờ có được. Vị danh tướng nhà Thục Hán này văn võ song toàn và lập được nhiều chiến công giúp Lưu Bị "nở mày nở mặt".

Tương tự Quan Vũ, Triệu Vân là mãnh tướng được Tào Tháo đánh giá cao nhưng không bao giờ có được. Vị danh tướng nhà Thục Hán này văn võ song toàn và lập được nhiều chiến công giúp Lưu Bị "nở mày nở mặt".

Trong trận Trường Bản, Triệu Vân thể hiện khí phách anh hùng khi đơn phương độc mã phá vòng vây của đại quân Tào Ngụy để cứu ấu chúa A Đẩu (tức Lưu Thiện - con trai của Lưu Bị).

Trong trận Trường Bản, Triệu Vân thể hiện khí phách anh hùng khi đơn phương độc mã phá vòng vây của đại quân Tào Ngụy để cứu ấu chúa A Đẩu (tức Lưu Thiện - con trai của Lưu Bị).

Do ngưỡng mộ tài năng và khí phách của Triệu Vân nên Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân nhưng không thành. Theo đó, Tào Tháo không có cơ hội chiêu mộ mãnh tướng này.

Do ngưỡng mộ tài năng và khí phách của Triệu Vân nên Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân nhưng không thành. Theo đó, Tào Tháo không có cơ hội chiêu mộ mãnh tướng này.

Một mãnh tướng khác được Tào Tháo yêu mến và đánh giá cao là Hứa Chử. Ông là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy nổi tiếng với sức khỏe phi thường, gan dạ, thiện chiến và hết mực trung thành.

Một mãnh tướng khác được Tào Tháo yêu mến và đánh giá cao là Hứa Chử. Ông là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy nổi tiếng với sức khỏe phi thường, gan dạ, thiện chiến và hết mực trung thành.

Tào Tháo tin tưởng Hứa Chử nên phong cho ông làm tướng hộ vệ để bảo vệ an toàn cho bản thân. Quả thật, mãnh tướng này đã cứu mạng Tào Tháo 2 lần (trong trận Quan Độ năm 200 và trận Đồng Quan năm 211). Sau khi Tào Tháo chết, ông tiếp tục phục sự Tào Phi.

Tào Tháo tin tưởng Hứa Chử nên phong cho ông làm tướng hộ vệ để bảo vệ an toàn cho bản thân. Quả thật, mãnh tướng này đã cứu mạng Tào Tháo 2 lần (trong trận Quan Độ năm 200 và trận Đồng Quan năm 211). Sau khi Tào Tháo chết, ông tiếp tục phục sự Tào Phi.

Vị tướng thứ tư được Tào Tháo trọng dụng và yêu mến là Điển Vi. Mãnh tướng này không chỉ giỏi võ nghệ mà còn rất trung thành với Tào Tháo.

Vị tướng thứ tư được Tào Tháo trọng dụng và yêu mến là Điển Vi. Mãnh tướng này không chỉ giỏi võ nghệ mà còn rất trung thành với Tào Tháo.

Vào năm 197, Tào Tháo gặp nạn ở Uyển Thành do Trương Tú dấy binh làm phản. Trong tình huống nguy cấp đó, Điển Vi liều mình xông lên chống lại kẻ địch, mở lối thoát cho Tào Tháo. Do kẻ địch quá đông nên cuối cùng Điển Vi tử trận. Khi biết tin, Tào Tháo đau đớn, thương tiếc và cho người đưa thi thể của ông về Tương Ấp an táng.

Vào năm 197, Tào Tháo gặp nạn ở Uyển Thành do Trương Tú dấy binh làm phản. Trong tình huống nguy cấp đó, Điển Vi liều mình xông lên chống lại kẻ địch, mở lối thoát cho Tào Tháo. Do kẻ địch quá đông nên cuối cùng Điển Vi tử trận. Khi biết tin, Tào Tháo đau đớn, thương tiếc và cho người đưa thi thể của ông về Tương Ấp an táng.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bon-manh-tuong-tai-ba-nao-khien-tao-thao-ca-doi-yeu-men-kinh-ne-1640121.html