Cá nục ai cũng ăn, nhưng 2 loại cá nục này đem kho, đem hấp mới ngon nhất

Cá nục là giống cá phổ biển ở Việt Nam, được người Việt yêu thích vì giàu dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ngon, trong đó phổ biến nhất là kho, sốt, rán và hấp. Cá nục có nhiều loại nhưng có 2 loại cá nục đem kho và hấp được cho là ngon nhất.

Nhận diện cá nục

Cá nục là loại cá có kích thước nhỏ, chiều dài không quá 40cm. Thân mình hơi tròn với 4 vây phân bố đều ở cả trên lưng và dưới bụng (2 trên, 2 dưới). Cá nục có nhiều ở vùng biển Bắc Trung Bộ, trong đó cá nục thuôn dài - còn gọi là nục chuối rất dồi dào, nhiều thịt thường được người dân nơi đây mang đi làm mắm, tạo ra nước mắm cá nục đậm đà, thơm vị.

Tính đến nay, người ta đã tìm ra 12 loại cá nục khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hiện tại được tìm thấy và phổ biến gồm: cá nục bông, nục sò, nục chuối và nục điếu.

Các loại cá nục

Cá nục bông (nục tròn)

Cá nục bông (tên khác là nục tròn), sở dĩ gọi là cá nục tròn là bởi thân mình của cá có phần phình hơn, to hơn so với những loài nục còn lại ở Việt Nam. Kích thước chiều dài của cá trung bình khoảng 30 cm.

Phần lưng cá nục tròn sẽ có các đường vân xanh và phần bụng màu trắng. Và chính bởi những đặc điểm này nên nục bông rất hay bị nhầm lẫn với cá saba.

Cá nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp, đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.

Cá nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp, đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.

Thịt cá nục bông rất chắc, thơm, bùi, ngọt và có phần giống cá ngừ. Ngoài ra cá có rất ít xương, chỉ một dải xương sống cùng dải xương nhỏ ở viền vây và bụng nên rất thuận tiện để gỡ bỏ khi ăn.

Cá nục điếu

Cá nục điếu nhỏ thon, dài nhưng xương mềm nên rất dễ ăn. Theo các nhà dinh dưỡng, cá nục điếu và các loại cá nục rất giàu protein và các khoáng chất như: canxi, phốt pho, kali và vitamin như: vitamin A, vitamin D, vitamin B12 và vitamin C.

Cá nục điếu thích hợp để kho tiêu, chiên, nướng, hấp hành, xốt cà, hấp cuốn bánh tráng... rất ngon.

Cá nục điếu thích hợp để kho tiêu, chiên, nướng, hấp hành, xốt cà, hấp cuốn bánh tráng... rất ngon.

Hai loại cá nục điếu và cá nục bông khi dùng để kho và hấp được cho là ngon hơn cả trong các loại cá nục. Trong đó, cá nục điếu thích hợp để kho tiêu, chiên, nướng, hấp hành, xốt cà, hấp cuốn bánh tráng... đều rất ngon. Còn nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp, đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.

Khách hàng mua cá nục điếu và cá nục bông ướp tươi về chỉ cần rã đông trong ngăn mát, hoặc nước lạnh khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch là thoải mái chế biến các món ngon.

Cá nục chuối (nục suôn/ nục thuôn/ nục hoa)

Cá nục chuối còn có tên khác là nục suôn, nục thuôn hoặc nục hoa. Tại Việt Nam cá nục suôn thường được khai thác chính ở huyện đảo Lý Sơn, Bình Sơn (Quảng Ngãi) và nhiều vùng biển Trung, Đông và Tây Nam Bộ

Nục chuối là loại cá thường được dùng để làm nước mắm.

Nục chuối là loại cá thường được dùng để làm nước mắm.

Gọi là cá nục chuối hay suôn là bởi cá có ngoại hình tương đối thon, dài ( 18 – 35 cm). Khoảng gần 30 đốt sống và khá ít xương. Phần da vảy gần vây có màu xanh xám, da vảy phần bụng là màu trắng. Cá nục suôn sau khi thu hoạch thường mang đi chế biến thành cá nục đóng hộp hoặc làm mắm.

Cá nục sò (Nục sồ/ Nục gai)

Cá nục sò (nục sồ) hay còn gọi là nục gai bởi loài cá này sở hữu rất nhiều vây. Trên lưng sẽ có 2 dải vây, dải thứ nhất khá cứng còn dải thứ hai sẽ mềm hơn và trải dài hơn. Cá nục sò còn có dải vảy màu ánh vàng chạy dọc cơ thể. Ngoài ra, khi sờ vào đuôi sẽ thấy khá cứng và cũng màu hơi ánh vàng.

Về độ thơm ngon của thịt thì nục sò không bì được với nục chuối hay nục bông. Thịt của nục sò sẽ hơi cứng và không béo, bùi như các dòng nục khác.

Cá nục sò

Cá nục sò

Tuy nhiên kích thước của cá nục sò cũng không nhỏ như nục chuối nên vẫn thích hợp để kho, chiên hoặc hấp. Ngoài ra nục gai có thể lọc bỏ xương nhanh và dễ nhất nên cũng thường là nguyên liệu chế biến thành cá nục đóng hộp, chả cá,…

Cá nục đuôi đỏ (nục giời/ nục đỏ đuôi)

Cá nục đuôi đỏ (tên khác là nục giời, nục dời) thường được khai thác tại một vài vùng biển miền Trung. Chúng sống quanh các rạn san hô ở độ sâu 150 – 300 mét.

Cá nục đuôi đỏ

Cá nục đuôi đỏ

Cá nục dời đỏ đuôi thân mình dài từ 30 – 45 cm, tạo thành hình thoi tương đối giống với nục bông. Trên lưng và xung quanh thân mình khá nhiều vây. Toàn bộ vây có màu da cam và phần đuôi màu đỏ. Thịt của cá nục đuôi đỏ khá ngon, thơm và bùi nên cũng rất được ưa chuộng trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam.

ĐỌC THÊM:

Đại Lâm Mộc

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ca-nuc-ai-cung-an-nhung-2-loai-ca-nuc-nay-dem-kho-hap-moi-la-ngon-nhat-1722406141555395.htm