Các câu hỏi thường gặp liên quan đến sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Đông y có chữa được sốt phát ban?

Điều trị sốt phát ban chủ yếu là điều trị triệu chứng, bên cạnh đó là cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi, hạ sốt bằng cách chườm mát.

Đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của sốt phát ban, nâng cao thể trạng giúp nhanh khỏi.

2. Cách xử trí khi bị sốt phát ban

Nội dung

1. Đông y có chữa được sốt phát ban?

2. Cách xử trí khi bị sốt phát ban

3. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban

4. Sốt phát ban có chữa khỏi không?

5. Lưu ý với trẻ em, người cao tuổi, người mang thai...

6. Chi phí khám chữa bệnh

Khi bị sốt phát ban cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, với trẻ mắc bệnh sốt cần chườm mát.

Trường hợp người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Tuy nhiên cần phải lưu ý liều lượng phù hợp với cân nặng và mỗi một lần dùng thuốc thì cách ít nhất 4-6 giờ, không nên lạm dụng.

Ngoài ra có thể lau người sốt bằng nước ấm khi cần. Điều này sẽ tránh gặp các biến chứng sốt cao nhất là ở trẻ, phòng co giật.

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.

Nếu người bệnh bị ngứa thì có thể chườm mát hoặc dùng một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, khi dùng thuốc thì cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước để có sử dụng loại thuốc phù hợp.

Nếu bị ho, đau họng thì nên uống các loại thuốc ho theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể thông mũi bằng nước muối loãng, khăn mềm. Điều này giúp người bệnh dễ ăn uống hơn.

Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hằng ngày cần những loại thức ăn ở dạng lỏng như cháo loãng, súp, sữa,… Cùng với đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, nên ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin, nhất là vitamin A để tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban

Với trẻ mắc sốt phát ban

Khi trẻ bị sốt phát ban và có dấu hiệu sốt cao kéo dài, không hạ, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để rút ngắn thời gian diễn biến bệnh. Để chăm sóc trẻ bị bệnh, bố mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Nếu thân nhiệt trẻ trên 37,5 độ C, bố mẹ cần hạ nhiệt độ cơ thể trẻ về mức bình thường để tránh sốt cao, co giật. Bố mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo mỏng, dùng khăn lau mát. Với những trường hợp sốt cao trên 38 độ C, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo liều lượng 10 – 15mg/kg, sau 4 – 6 giờ uống liều tiếp theo nếu cần.

Bù nước, bù điện giải: Sốt phát ban đi kèm với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, thiếu hụt điện giải. Lúc này, bố mẹ cần bù nước, bù điện giải cho trẻ bằng cách uống nhiều nước, kết hợp sử dụng dung dịch bù nước, điện giải Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trị ho, thông mũi: Trường hợp trẻ bị ho nhiều, bố mẹ cần hỏi bác sĩ để lựa chọn đúng thuốc trị ho phù hợp cho trẻ. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, bố mẹ cũng cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và khăn mềm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Khi bị mắc bệnh, trẻ cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn bị bệnh, trẻ thường chán ăn nên bố mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, sữa,… Không nên cho trẻ ăn quá no vào một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất, từ đó giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Khi bị sốt phát ban, bố mẹ nên duy trì việc tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hằng ngày để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bố mẹ lưu ý cho trẻ tắm trong phòng kín với nước ấm khoảng 37 độ C và tắm nhanh từ 3 – 5 phút, sau đó lau khô và giữ ấm cơ thể trẻ.

Theo dõi chuyến biến bệnh ở trẻ: Bố mẹ cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.

Sốt phát ban ở người lớn

Bởi vì hệ miễn dịch của người lớn tốt hơn trẻ em nên thời gian khỏi bệnh sẽ ngắn hơn. Thông thường, tình trạng sốt phát ban sẽ hết dứt điểm sau khoảng 3 – 5 ngày.

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm do virus lành tính gây ra nên người bệnh có thể tự điều trị ngay tại nhà theo chỉ dẫn từ bác sĩ:

Uống thuốc hạ sốt, sử dụng khăn nhúng nước ấm chườm trán.

Tắm bằng nước ấm.

Mặc đồ rộng, hạn chế bí gây ngứa ngáy.

Uống nhiều nước.

Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh và hoa quả tươi.

Nghỉ ngơi.

Nhập viện ngay lập tức nếu bệnh tiến triển nặng với những triệu chứng sốt phát ban ở người lớn sau: Sốt cao trên 40 độ C; Xuất hiện các cơn co giật, mất ý thức; Mệt mỏi, ngủ li bì; Buồn nôn; Xuất huyết dưới da...

4. Sốt phát ban có chữa khỏi không?

Hầu hết, bệnh sốt phát ban có thể tự khỏi. Thế nhưng, bệnh kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi. Một số trường hợp có thể sẽ diễn biến nặng nên cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Bổ sung rau quả tươi để nâng cao đề kháng.

Bổ sung rau quả tươi để nâng cao đề kháng.

5. Lưu ý với trẻ em, người cao tuổi, người mang thai... khi mắc sốt phát ban

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên trong một số trường hợp người lớn cũng sẽ mắc bệnh lý này.

Sốt phát ban ở trẻ thường gặp ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Trong giai đoạn này trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công. Biểu hiện của bệnh là tình trạng nổi ban đỏ như virus sởi, virus đường ruột ECHO hoặc virus Rubella (bệnh sởi Đức) gây ra.

Tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ, thời gian ủ bệnh sốt phát ban trung bình khoảng 1 tuần. Khi tình trạng sốt giảm sau một đến vài ngày các nốt phát ban sẽ xuất hiện trên người trẻ. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện khác kèm theo như đi phân lỏng, tiêu chảy.

Các nốt phát ban mọc lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt ban thường lưu lại ở trẻ trung bình 3-5 ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách các nốt ban sẽ không gây vết thâm trên da (ngoại trừ sởi). Thời gian ủ bệnh sốt phát ban vào khoảng 1 tuần bố mẹ cần quan tâm để phát hiện kịp thời lúc có những triệu chứng mới, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Với sốt phát ban ở phụ nữ mang thai lại đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai hoặc sảy thai nếu người mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Thông thường, sốt phát ban ở phụ nữ mang thai thường kéo dài từ 1-2 tuần với các triệu chứng đặc trưng.

Phụ nữ đang mang thai bị sốt phát ban sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, đột ngột (trên 39,4 độ C). Một số đối tượng có thể bị đau họng, sổ mũi, ho trước khi bị sốt. Cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị nổi hạch bạch huyết ở cổ. Thông thường, cơn sốt kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Trong phần lớn trường hợp, phát ban xuất hiện sau khi người bệnh hết sốt. Phát ban trên da có thể rải rác từng đốm nhỏ có vòng trắng bao quanh hoặc hình thành các mảng lớn.

Phát ban khởi phát đầu tiên ở lưng, bụng, sau đó lan sang cánh tay, cổ. Phát ban không gây ngứa ngáy, khó chịu, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày trước khi mờ dần.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Tùy từng trường hợp mà việc thăm khám phù hợp, nhìn chung chẩn đoán chủ yếu thường dựa trên triệu chứng lâm sàng 2 giai đoạn: sốt và phát ban.

Các biện pháp điều trị sốt phát ban ở người lớn chủ yếu là dùng thuốc nhằm mục đích trị liệu triệu chứng. Các loại thuốc thường được dùng gồm: Thuốc hạ sốt (Paracetamol); Thuốc giảm ho, đau họng; Thuốc chống viêm…

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà như: Nghỉ ngơi trong thời gian bị sốt phát ban vừa giúp tránh lây nhiễm cho những người xung quanh vừa giúp cơ thể được ổn định đồng thời hạn chế được sự tiến triển của bệnh.

Chi phí thăm khám, điều trị dao động từ 330.000 đồng - 450.000 đồng. Ngoài ra, bệnh nhân có bảo hiểm y tế chi phí sẽ thấp hơn, nếu sử dụng phẫu thuật dịch vụ bệnh nhân sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí này.

BSCK1 Nguyễn Văn Bắc

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cac-cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-sot-phat-ban-169240517103011607.htm